BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THUYẾT TRÌNH
MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC
CHỦ ĐỀ:MÂM CỖ NGÀY TẾT
NỘI DUNG CHÍNH
1. NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT: MÂM CỖ NGÀY TẾT
2. SỰ KHÁC NHAU MÂM CỖ NGÀY TẾT 3 MIỀN BẮCTRUNGNAM
3. Ý NGHĨA MÂM CỖ NGÀY TẾT
1.NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT:MÂM CỖ NGÀY TẾT
Tết là khởi đầu cho một năm mới,mọi người luôn muốn sắm sửa một mâm cỗ Tết thịnh
soạn dâng lên ông bà tổ tiên,mong năm mới phát tài phát lộc.
Ẩm thực Việt Nam là một nét văn hóa rất lâu đời,nó chinh phục người ta bằng sự thanh
đạm,vừa phải trong hương vị lẫn lượng dinh dưỡng từ các nguyên liệu.Sự kết hợp hài hòa
giữa vị chuacaymặnngọt trong các món ăn của những đầu bếp Việt tài hoa luôn làm thục
khách từ phuong xa phải nhớ đến mỗi khi rời xa nó.
Nào là vị chua the của trái me,vị cay nồng của tría ớt chỉ thiên,vị mặn sâu đậm của nước
mắm cốt cá,vị ngọt của nước xương hầm đã tạo nên những món ăn đình đám xứ Nam một
thời.
Khi nhắc đến ẩm thực Việt,ta lại phải liên tưởng tới một kho tàng với muôn vàn những
món ăn dân dã tong ngày thường đén những món ăn cầu kì để phục vụ những vị thượng
khách.Mỗi vùng miền lại có những món ăn mang amm hưởng,phong vị đặc sắc khác nhau.
Tục ngữ Việt Nam có câu “ Đói giỗ cha,no ba ngày tết”,Tết là sự khởi đầu cho một nam
mới,vận hội mới của gia đình vì thế dù có khó khăn nhưng người ta vẫn sắm sửa một mâm
cỗ Tết thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên,mong một năm mới làm ăn phát tài phát lộc.
Mâm cỗ Tết cũng đa dạng theo từng vùng miền,theo thời gian cũng mai một đi một số món
ăn đặc trưng.
2. MÂM CỖ NGÀY TẾT 3 MIỀN BẮCTRUNGNAM
Mâm cỗ Tết 3 miền là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt. Tại mỗi
miền tổ quốc lại có một nét đặc trưng riêng biệt trong mân cỗ tết . Dù ở vùng miền nào,
mâm cỗ ngày Tết cũng có chung một đặc điểm là nhiều món và đầy đặn, đúng theo nghĩa
“mâm cao cỗ đầy”. Theo tập tục, văn hóa tinh thần của người Việt Nam, ngày Tết Nguyên
đán là khởi đầu cho một năm mới, bắt đầu một vận hội mới. Dù nghèo khó hay khá giả, gia
đình nào cũng cố gắng sắm sửa mâm cỗ Tết thịnh soạn, đặt lên bàn thờ, thắp nén trầm
thơm tưởng nhớ ông bà đã khuất, cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia
đình.
Mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về cách bày biện, trang trí mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên
cho dù có sự khác nhau ấy, mâm cỗ ngày Tết vẫn là lòng thành của con cháu cúng lên ông bà
tổ tiên, mong muốn cầu được một năm mới ấm no, an lành.
2.1.MÂM CỖ TẾT MIỀN BẮC
Mâm cỗ Tết miền Bắc rất đa dạng về món ăn và khá cầu kỳ về hình thức. Theo truyền
thống, mâm cỗ Tết của người miền Bắc cần có 8 món gồm 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho
tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì có thể có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, tượng
trưng cho phát lộc phát tài. Mâm cỗ lớn có thể phải xếp thành 2 hoặc 3 tầng.Cỗ ngày xưa
phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.
Trong số các tỉnh thành miền Bắc, có Hà Nội là vẫn giữ được phần lớn những món ăn
truyền thống trong mâm cỗ Tết.
Số lượng món ăn trên mâm thường mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, đủ
đầy.
Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một
bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ,
một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày
thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Thậm chí
nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền
Bắc, đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và
nem rán. Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho… Tuy là nhiều món
nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại
đẹp mắt.
Cỗ Tết tuy nhiều món nhưng được bài trí gọn gàng, đẹp
mắt vào những chiếc bát, đĩa nhỏ.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết đầy đủ không thể thiếu được bánh chưng, xôi gấc và đĩa dưa hành
nén. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại xốn xang rạo rực với:
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng, dưa hành là cặp đôi không thể thiếu trong ngày Tết.
Ngày nay do cuộc sống bận rộn, phần lớn các gia đình đều làm giản tiện, rất ít người nấu
đủ mâm cỗ như xưa. Tuỳ theo mỗi gia đình mà người ta chuẩn bị những món khác nhau,
nhưng không thể thiếu các món chính như: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, giò thủ, nem,
nộm su hào, canh bóng bì, canh măng chân giò, miến nấu và một đĩa xào… để mâm cỗ ngày
Tết luôn trọn vẹn ý nghĩa đoàn viên, may mắn.
Mâm cỗ Tết 3 miền cũng có sự khác nau nhất định
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Miền Bắc:
Xôi gấc
Một trong những món ngon ngày Tết dễ làm của người dân miền Bắc là xôi gấc. Xôi gấc
được làm từ gạo nếp ngon, gấc chín và cho vào nồi hấp. Xôi gấc có ý nghĩa rất lớn trong
ngày Tết. Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn để bắt đầu một năm mới tốt
đẹp.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Xôi gấc
Thịt đông
Thịt nấu đông là món ngon truyền thống
nổi tiếng của người dân miền Bắc. Không
chỉ được làm vào ngày Tết, món thịt đông
béo ngậy, thơm ngon được người Hà Nội
vô cùng ưa chuộng và làm để ăn trong
những bữa cơm hàng ngày. Cách nấu
món thịt đông khá là dễ làm. Trong ngày
Tết, có thể dùng cà rốt, cà chua hoặc ớt
để làm hoa trang trí món thịt nấu đông
giúp tăng thêm phần thẩm mỹ và dọn
khách một cách vô cùng đẹp mắt.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Thịt đông
Bánh chưng
Bánh chưng không chỉ mang bản sắc của
người dân Việt Nam nói chung mà còn
mang hương vị đặc trưng của miền Bắc
nói riêng. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về,
miền Nam thường nấu bánh Tét, còn miền
Bắc nhà nào cũng có một nồi bánh chưng
vuông.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc
– Bánh chưng
Dưa hành
Dưa hành cũng là một món ngon dễ làm ngày Tết đặc trưng của dân miền Bắc. Ở miền
Trung, dưa hành được gọi là dưa món. Dưa hành được muối từ hành củ, ớt, đường. Dưa
hành có vị chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh. Càng ăn càng có sức hấp dẫn và không bị chán.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Dưa hành
Thịt gà luộc
Thịt gà luộc vô cùng quen thuộc nhưng
không thể thiếu được trong ngày Tết.
Những miếng gà thơm ngon, rắc một ít lá
chanh và chấm muối ớt cũng là một gợi ý
tuyệt vời trong mâm cơm dọn khách.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc
– Thịt gà luộc
Nem chua rán
Nem chua rán là một trong những món ăn phổ biến nhất của người dân Hà Thành. Nhất là
trong các mâm cỗ hoặc những ngày lễ Tết, món nem chua rán thơm ngon, giòn rụm chả bao
giờ thiếu vắng trên dĩa. Cách làm món nem chua rán cũng khá là dễ.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Nem chua rán
2.2 MÂM CỖ TẾT MIỀN TRUNG
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và đặc điểm khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm
thực cũng có đôi phần khác biệt. Những món cơ bản thường thấy trong mâm cỗ miền Trung
bao gồm gà luộc, thịt heo, bánh Tết, trứng chiên, đồ xào, ram cuốn, canh, rau sống, cơm
trắng… với điểm đặc biệt là các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít,
bày biện trên chiếc mâm tròn, như một cách thể hiện sự chắt chiu và san sẻ.
Mâm cỗ ngày tết miền trung
Ngoài ra những món Tết của miền Trung còn chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên thường có
các món mặn như: tôm rim, thịt kho Tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, tré, thịt
ngâm nước mắm…rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào
nham… Thêm vào đó với thói quen “cuốn” trong văn hóa ấm thực nên dù trong mâm cỗ Tết ở
miền Trung cũng thường xuất hiện các món cuốn từ thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn
bánh tráng, rồi thịt kho, cá kho, cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống.
Ngoài một số tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…vẫn mang sắc thái
của cỗ miền Bắc với quan niệm “mâm cao cỗ đầy”, luôn đầy đủ giò, gà, bánh chưng…thì
các tỉnh còn lại có nhiều điểm khác biệt với cỗ miền Bắc: món bánh chưng được thay bằng
bánh tét, không ăn dưa hành mà là dưa món và nổi bật là các món bánh phong phú và đa
dạng: bánh sen tán, bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh tổ, bánh phục linh… được chế
biến bằng cách hấp, nướng hoặc sấy kỹ, có vị ngọt đậm nên có thể để có thể để ăn dần
đến cả tháng vẫn không hư hỏng.
Với Huế, mâm cỗ Tết có phần đặc sắc và
công phu hơn, mang hơi hướng cung đình
xưa. Bên cạnh các món gỏi vả, gà bóp rau
răm, cơm bò nấu thưng, chả ram, nem,
tré…cầu kỳ thì các món bánh mứt mới là
điểm nhấn tạo nên sự tinh tế cho mâm cỗ:
Có thể kể món bánh đậu xanh nặn hình
trái cây, bánh bó mứt hoặc món mứt quất
làm thành nguyên quả và các món mứt
gừng xăm, gừng khô, mứt sen, mứt bát
bửu vừa đẹp lại vừa ngon.
Phong vị tết Huế Món mứt cung đình
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Miền Trung:
Bánh tét
Món ăn truyền thống trong ngày tết ở miền trung là bánh tét, một món bánh trang trọng và
không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có màu xanh thẫm với mùi hương của nếp
cái, bánh được gói như bánh chưng ngoài bắc nhân bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và
đậu xanh sau đó gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bánh tét
Nem chua
Nem chua một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Nem được làm từ thịt
heo xay nhuyễn trộn với bì heo cùng gia vị, tỏi, lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín
là ăn được. Những miếng nem có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Nem chua
Giò bò tiêu sọ
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Giò bò tiêu sọ
Thịt lợn ngâm nước mắm
Thịt lợn ngâm nước mắm là một món ăn rất được yêu thích và không thể thiếu trong mâm
cỗ ngày tết. Món ăn này được chế biến từ thịt heo đem luộc chín, đường quấy với nước
mắm. Để nguội các nguyên liệu rồi dùng hũ thủy tinh xếp thịt vào sau đó từ từ đổ nước
mắm vào cho ngập miếng thịt , để khoảng 3 ngày thịt ngấm nước mắm là ăn được.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Thịt lợn ngâm nước mắm
Tôm chua
Bên cạnh đó không thể thiếu món Tôm
chua 1 đặc sản của Huế.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền
Trung – Tôm chua
Bò kho mật mía
Một món ăn không thể không có là món bò kho mật mía, những miếng thịt bò mềm với mùi
thơm của mật mía, vị cay cay của các gia vị gừng, sả, ớt. Đây thực sực là món ăn ngon và hoàn
hảo.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bò kho mật mía
Dưa củ kiệu
Cũng giống như dưa hành của miền bắc
thì miền Trung cũng có món ăn không thể
thiếu là dưa củ kiệu.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền
Trung – Dưa củ kiệu
Bánh tổ
Một món bánh ngon và hấp dẫn, cũng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết
là bánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bánh tổ
2.3 MÂM CỖ TẾT MIỀN NAM
Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc,miền Nam vào Tết không khí còn vương chút
nắng chút nóng, cộng them đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê, nên mâm cỗ ngày
tết miền Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức. Tuy nhiên mâm cơm cúng ông bà
ngày 30 Tết ở miền Nam lại luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa
giá, canh khổ qua nhồi thịt. Ngoài ra mâm cỗ Tết của Nam bộ cũng không thể thiếu các món
nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem,
lạp xưởng tươi…
Cũng như ở miền Bắc và miền Trung, các món tráng miệng ở miền Nam cũng đa dạng với
các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo
thèo lèo và kẹo chuối… Ngoài ra ở miền Nam còn có món tráng miệng rất đặc sắc đó là
cơm rượu.
Cơm rượu miền Nam
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Miền Nam:
Củ kiệu tôm khô
Miền Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam
không ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm
chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, món ăn có đủ vị giòn, dai, mặn,
ngọt, hăng, nhâm nhi vừa ngon lành thú vị.
Bánh tét
Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về
hình dáng, thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai
loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền
thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng…cho nhiều khẩu vị khác nhau.
Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Bánh Tét
miền Nam, nhất là miền Tây nam bộ trông rất bắt mắt, ngoài cách gói vuông vức, chắc đẹp,
nếp nấu bánh còn được nhuộm màu rau ngót, lá cẩm để tạo nên màu sắc nổi bật và hấp
dẫn. Một địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm rất đẹp và ngon miệng là Trà
Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
Canh khổ qua nhồi thịt
Đây là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong những
ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món ăn giải nhiệt bổ
dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng.
Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để
ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có
nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá…
nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long
An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Cách được nhiều
người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.
Gỏi ngó sen
Thường thì mó gỏi ngó sen là món gỏi đặc thù và được chế biến trong các mâm cổ tết. Ngó
sen giòn giòn kết hợp với các nguyên liệu óc thể như tôm tươi, tôm khô, thịt heo, chân gà, …
vị chua chua cứ mãi thấm vào tận lưỡi kích thích như muốn ăn mãi không thôi.
Xôi vò
Xôi vò là món ăn ngày Tết truyền thống rất được các gia đình miền Nam ưa chuộng, đặc
biệt là khi chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Xôi vò có cách chế biến đơn giản song lại dễ
dàng chinh phục thực khách nhờ độ dẻo ngậy, ngon ngọt và thoảng hương đỗ xanh dịu nhẹ.
Canh măng
Khác với canh măng khô miền Bắc, canh măng miền Nam được chế biến từ củ măng tươi
với hương vị rất riêng. Trong mâm cơm ngày Tết nhiều đạm, bát canh măng thanh mát giúp
chống ngấy và cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Thịt kho tàu
Một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết là món thịt kho hay còn gọi là thịt kho
hột vịt hoặc thịt kho nước dừa và chỉ có ở miền Nam mới có cách nấu thịt kho ngon, hấp
dẫn không ai sánh bằng. Thịt kho là thịt ba rọi thái miếng to cỡ 3 ngón tay ướp với các gia vị
là nước mắm, đường, hành tỏi, ớt…Thịt được nấu sôi với nước dừa xiêm thì cho trứng đã
luộc chín vào kho chung, ninh đến khi thịt mềm, nước trong nồi có màu cánh gián là được.
Món thịt kho này được ăn kèm với cơm trắng và dưa giá sẽ thật là tuyệt.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Thịt kho
Mứt dừa
Mứt dừa có lẽ là một trong các món ngon ngày Tết miền Nam phổ biến nhất, quen thuộc
nhất mà ngày nay đã lan rộng ra khắp ba miền. Từ mứt dừa trắng truyền thống ban đầu,
ngày nay các bà nội trợ có thể biến tấu mứt dừa thành đủ hương vị, màu sắc khác nhau như
mứt dừa non, mứt dừa ca cao, mứt dừa ngũ sắc,…
3.Ý NGHĨA MÂM CỖ NGÀY TẾT
Tết là phải có mâm cỗ, trước cúng gia tiên, sau thiết đãi gia đình, bạn bè. Mâm cỗ ngày tết
tượng trưng cho thành quả làm ăn cả năm, và là mong ước trong năm mới. Ngoài ra, ý nghĩa
tâm linh còn là lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Mâm cỗ thường gồm những món ăn
tết đặc trưng được sắp xếp,bày biện công phu. Tất cả những món ăn được thiết kế hài hòa,
trình bày đẹp mắt,tựa long thành kính của con cháu mong ông bà phù hộ sang năm mới ấm
no, hạnh phúc.
Mâm cỗ Tết ngày nay được đơn giản bớt, hoặc được thêm thắt vài món ăn có tính cách tân,
nhằm thay đổi khẩu vị cho gia đình. Các bà nội trợ chỉ làm hoặc chuẩn bị những món theo
đúng sở thích và truyền thống của gia đình, chú ý đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng, món ăn
phù hợp với ẩm thực hiện đại, có dinh dưỡng lành mạnh, để mâm cỗ Tết vẫn giữ được ý
nghĩa truyền thống và sự thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt. Sao cho sau mấy ngày
Tết, khi trở về với công việc bình thường người ta sẽ có thêm niềm vui, thêm sức khỏe,
thêm sự phấn chấn để bước vào một năm mới đầy hứa hẹn những điều tốt đẹp nhất.
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THUYẾT TRÌNH
MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC
CHỦ ĐỀ:MÂM CỖ NGÀY TẾT
NỘI DUNG CHÍNH
1. NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT: MÂM CỖ NGÀY TẾT
2. SỰ KHÁC NHAU MÂM CỖ NGÀY TẾT 3 MIỀN BẮCTRUNGNAM
3. Ý NGHĨA MÂM CỖ NGÀY TẾT
1.NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT:MÂM CỖ NGÀY TẾT
Tết là khởi đầu cho một năm mới,mọi người luôn muốn sắm sửa một mâm cỗ Tết thịnh
soạn dâng lên ông bà tổ tiên,mong năm mới phát tài phát lộc.
Ẩm thực Việt Nam là một nét văn hóa rất lâu đời,nó chinh phục người ta bằng sự thanh
đạm,vừa phải trong hương vị lẫn lượng dinh dưỡng từ các nguyên liệu.Sự kết hợp hài hòa
giữa vị chuacaymặnngọt trong các món ăn của những đầu bếp Việt tài hoa luôn làm thục
khách từ phuong xa phải nhớ đến mỗi khi rời xa nó.
Nào là vị chua the của trái me,vị cay nồng của tría ớt chỉ thiên,vị mặn sâu đậm của nước
mắm cốt cá,vị ngọt của nước xương hầm đã tạo nên những món ăn đình đám xứ Nam một
thời.
Khi nhắc đến ẩm thực Việt,ta lại phải liên tưởng tới một kho tàng với muôn vàn những
món ăn dân dã tong ngày thường đén những món ăn cầu kì để phục vụ những vị thượng
khách.Mỗi vùng miền lại có những món ăn mang amm hưởng,phong vị đặc sắc khác nhau.
Tục ngữ Việt Nam có câu “ Đói giỗ cha,no ba ngày tết”,Tết là sự khởi đầu cho một nam
mới,vận hội mới của gia đình vì thế dù có khó khăn nhưng người ta vẫn sắm sửa một mâm
cỗ Tết thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên,mong một năm mới làm ăn phát tài phát lộc.
Mâm cỗ Tết cũng đa dạng theo từng vùng miền,theo thời gian cũng mai một đi một số món
ăn đặc trưng.
2. MÂM CỖ NGÀY TẾT 3 MIỀN BẮCTRUNGNAM
Mâm cỗ Tết 3 miền là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt. Tại mỗi
miền tổ quốc lại có một nét đặc trưng riêng biệt trong mân cỗ tết. Dù ở vùng miền nào,
mâm cỗ ngày Tết cũng có chung một đặc điểm là nhiều món và đầy đặn, đúng theo nghĩa
“mâm cao cỗ đầy”. Theo tập tục, văn hóa tinh thần của người Việt Nam, ngày Tết Nguyên
đán là khởi đầu cho một năm mới, bắt đầu một vận hội mới. Dù nghèo khó hay khá giả, gia
đình nào cũng cố gắng sắm sửa mâm cỗ Tết thịnh soạn, đặt lên bàn thờ, thắp nén trầm
thơm tưởng nhớ ông bà đã khuất, cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia
đình.
Mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về cách bày biện, trang trí mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên
cho dù có sự khác nhau ấy, mâm cỗ ngày Tết vẫn là lòng thành của con cháu cúng lên ông bà
tổ tiên, mong muốn cầu được một năm mới ấm no, an lành.
2.1.MÂM CỖ TẾT MIỀN BẮC
Mâm cỗ Tết miền Bắc rất đa dạng về món ăn và khá cầu kỳ về hình thức. Theo truyền
thống, mâm cỗ Tết của người miền Bắc cần có 8 món gồm 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho
tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì có thể có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, tượng
trưng cho phát lộc phát tài. Mâm cỗ lớn có thể phải xếp thành 2 hoặc 3 tầng.Cỗ ngày xưa
phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.
Trong số các tỉnh thành miền Bắc, có Hà Nội là vẫn giữ được phần lớn những món ăn
truyền thống trong mâm cỗ Tết.
Số lượng món ăn trên mâm thường mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, đủ
đầy.
Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một
bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ,
một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày
thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Thậm chí
nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền
Bắc, đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và
nem rán. Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho… Tuy là nhiều món
nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại
đẹp mắt.
Cỗ Tết tuy nhiều món nhưng được bài trí gọn gàng, đẹp
mắt vào những chiếc bát, đĩa nhỏ.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết đầy đủ không thể thiếu được bánh chưng, xôi gấc và đĩa dưa hành
nén. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại xốn xang rạo rực với:
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng, dưa hành là cặp đôi không thể thiếu trong ngày Tết.
Ngày nay do cuộc sống bận rộn, phần lớn các gia đình đều làm giản tiện, rất ít người nấu
đủ mâm cỗ như xưa. Tuỳ theo mỗi gia đình mà người ta chuẩn bị những món khác nhau,
nhưng không thể thiếu các món chính như: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, giò thủ, nem,
nộm su hào, canh bóng bì, canh măng chân giò, miến nấu và một đĩa xào… để mâm cỗ ngày
Tết luôn trọn vẹn ý nghĩa đoàn viên, may mắn.
Mâm cỗ Tết 3 miền cũng có sự khác nau nhất định
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Miền Bắc:
Xôi gấc
Một trong những món ngon ngày Tết dễ làm của người dân miền Bắc là xôi gấc. Xôi gấc
được làm từ gạo nếp ngon, gấc chín và cho vào nồi hấp. Xôi gấc có ý nghĩa rất lớn trong
ngày Tết. Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn để bắt đầu một năm mới tốt
đẹp.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Xôi gấc
Thịt đông
Thịt nấu đông là món ngon truyền thống
nổi tiếng của người dân miền Bắc. Không
chỉ được làm vào ngày Tết, món thịt đông
béo ngậy, thơm ngon được người Hà Nội
vô cùng ưa chuộng và làm để ăn trong
những bữa cơm hàng ngày. Cách nấu
món thịt đông khá là dễ làm. Trong ngày
Tết, có thể dùng cà rốt, cà chua hoặc ớt
để làm hoa trang trí món thịt nấu đông
giúp tăng thêm phần thẩm mỹ và dọn
khách một cách vô cùng đẹp mắt.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Thịt đông
Bánh chưng
Bánh chưng không chỉ mang bản sắc của
người dân Việt Nam nói chung mà còn
mang hương vị đặc trưng của miền Bắc
nói riêng. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về,
miền Nam thường nấu bánh Tét, còn miền
Bắc nhà nào cũng có một nồi bánh chưng
vuông.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc
– Bánh chưng
Dưa hành
Dưa hành cũng là một món ngon dễ làm ngày Tết đặc trưng của dân miền Bắc. Ở miền
Trung, dưa hành được gọi là dưa món. Dưa hành được muối từ hành củ, ớt, đường. Dưa
hành có vị chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh. Càng ăn càng có sức hấp dẫn và không bị chán.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Dưa hành
Thịt gà luộc
Thịt gà luộc vô cùng quen thuộc nhưng
không thể thiếu được trong ngày Tết.
Những miếng gà thơm ngon, rắc một ít lá
chanh và chấm muối ớt cũng là một gợi ý
tuyệt vời trong mâm cơm dọn khách.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc
– Thịt gà luộc
Nem chua rán
Nem chua rán là một trong những món ăn phổ biến nhất của người dân Hà Thành. Nhất là
trong các mâm cỗ hoặc những ngày lễ Tết, món nem chua rán thơm ngon, giòn rụm chả bao
giờ thiếu vắng trên dĩa. Cách làm món nem chua rán cũng khá là dễ.
Các món ăn ngày Tết dễ làm ở miền Bắc – Nem chua rán
2.2 MÂM CỖ TẾT MIỀN TRUNG
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và đặc điểm khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm
thực cũng có đôi phần khác biệt. Những món cơ bản thường thấy trong mâm cỗ miền Trung
bao gồm gà luộc, thịt heo, bánh Tết, trứng chiên, đồ xào, ram cuốn, canh, rau sống, cơm
trắng… với điểm đặc biệt là các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít,
bày biện trên chiếc mâm tròn, như một cách thể hiện sự chắt chiu và san sẻ.
Mâm cỗ ngày tết miền trung
Ngoài ra những món Tết của miền Trung còn chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên thường có
các món mặn như: tôm rim, thịt kho Tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, tré, thịt
ngâm nước mắm…rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào
nham… Thêm vào đó với thói quen “cuốn” trong văn hóa ấm thực nên dù trong mâm cỗ Tết ở
miền Trung cũng thường xuất hiện các món cuốn từ thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn
bánh tráng, rồi thịt kho, cá kho, cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống.
Ngoài một số tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…vẫn mang sắc thái
của cỗ miền Bắc với quan niệm “mâm cao cỗ đầy”, luôn đầy đủ giò, gà, bánh chưng…thì
các tỉnh còn lại có nhiều điểm khác biệt với cỗ miền Bắc: món bánh chưng được thay bằng
bánh tét, không ăn dưa hành mà là dưa món và nổi bật là các món bánh phong phú và đa
dạng: bánh sen tán, bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh tổ, bánh phục linh… được chế
biến bằng cách hấp, nướng hoặc sấy kỹ, có vị ngọt đậm nên có thể để có thể để ăn dần
đến cả tháng vẫn không hư hỏng.
Với Huế, mâm cỗ Tết có phần đặc sắc và
công phu hơn, mang hơi hướng cung đình
xưa. Bên cạnh các món gỏi vả, gà bóp rau
răm, cơm bò nấu thưng, chả ram, nem,
tré…cầu kỳ thì các món bánh mứt mới là
điểm nhấn tạo nên sự tinh tế cho mâm cỗ:
Có thể kể món bánh đậu xanh nặn hình
trái cây, bánh bó mứt hoặc món mứt quất
làm thành nguyên quả và các món mứt
gừng xăm, gừng khô, mứt sen, mứt bát
bửu vừa đẹp lại vừa ngon.
Phong vị tết Huế Món mứt cung đình
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Miền Trung:
Bánh tét
Món ăn truyền thống trong ngày tết ở miền trung là bánh tét, một món bánh trang trọng và
không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có màu xanh thẫm với mùi hương của nếp
cái, bánh được gói như bánh chưng ngoài bắc nhân bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và
đậu xanh sau đó gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bánh tét
Nem chua
Nem chua một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Nem được làm từ thịt
heo xay nhuyễn trộn với bì heo cùng gia vị, tỏi, lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín
là ăn được. Những miếng nem có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Nem chua
Giò bò tiêu sọ
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Giò bò tiêu sọ
Thịt lợn ngâm nước mắm
Thịt lợn ngâm nước mắm là một món ăn rất được yêu thích và không thể thiếu trong mâm
cỗ ngày tết. Món ăn này được chế biến từ thịt heo đem luộc chín, đường quấy với nước
mắm. Để nguội các nguyên liệu rồi dùng hũ thủy tinh xếp thịt vào sau đó từ từ đổ nước
mắm vào cho ngập miếng thịt, để khoảng 3 ngày thịt ngấm nước mắm là ăn được.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Thịt lợn ngâm nước mắm
Tôm chua
Bên cạnh đó không thể thiếu món Tôm
chua 1 đặc sản của Huế.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền
Trung – Tôm chua
Bò kho mật mía
Một món ăn không thể không có là món bò kho mật mía, những miếng thịt bò mềm với mùi
thơm của mật mía, vị cay cay của các gia vị gừng, sả, ớt. Đây thực sực là món ăn ngon và hoàn
hảo.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bò kho mật mía
Dưa củ kiệu
Cũng giống như dưa hành của miền bắc
thì miền Trung cũng có món ăn không thể
thiếu là dưa củ kiệu.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền
Trung – Dưa củ kiệu
Bánh tổ
Một món bánh ngon và hấp dẫn, cũng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết
là bánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bánh tổ
2.3 MÂM CỖ TẾT MIỀN NAM
Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc,miền Nam vào Tết không khí còn vương chút
nắng chút nóng, cộng them đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê, nên mâm cỗ ngày
tết miền Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức. Tuy nhiên mâm cơm cúng ông bà
ngày 30 Tết ở miền Nam lại luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa
giá, canh khổ qua nhồi thịt. Ngoài ra mâm cỗ Tết của Nam bộ cũng không thể thiếu các món
nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem,
lạp xưởng tươi…
Cũng như ở miền Bắc và miền Trung, các món tráng miệng ở miền Nam cũng đa dạng với
các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo
thèo lèo và kẹo chuối… Ngoài ra ở miền Nam còn có món tráng miệng rất đặc sắc đó là
cơm rượu.
Cơm rượu miền Nam
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Miền Nam:
Củ kiệu tôm khô
Miền Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam
không ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm
chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, món ăn có đủ vị giòn, dai, mặn,
ngọt, hăng, nhâm nhi vừa ngon lành thú vị.
Bánh tét
Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về
hình dáng, thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai
loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền
thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng…cho nhiều khẩu vị khác nhau.
Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Bánh Tét
miền Nam, nhất là miền Tây nam bộ trông rất bắt mắt, ngoài cách gói vuông vức, chắc đẹp,
nếp nấu bánh còn được nhuộm màu rau ngót, lá cẩm để tạo nên màu sắc nổi bật và hấp
dẫn. Một địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm rất đẹp và ngon miệng là Trà
Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
Canh khổ qua nhồi thịt
Đây là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong những
ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món ăn giải nhiệt bổ
dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng.
Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để
ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có
nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá…
nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long
An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Cách được nhiều
người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.
Gỏi ngó sen
Thường thì mó gỏi ngó sen là món gỏi đặc thù và được chế biến trong các mâm cổ tết. Ngó
sen giòn giòn kết hợp với các nguyên liệu óc thể như tôm tươi, tôm khô, thịt heo, chân gà, …
vị chua chua cứ mãi thấm vào tận lưỡi kích thích như muốn ăn mãi không thôi.
Xôi vò
Xôi vò là món ăn ngày Tết truyền thống rất được các gia đình miền Nam ưa chuộng, đặc
biệt là khi chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Xôi vò có cách chế biến đơn giản song lại dễ
dàng chinh phục thực khách nhờ độ dẻo ngậy, ngon ngọt và thoảng hương đỗ xanh dịu nhẹ.
Canh măng
Khác với canh măng khô miền Bắc, canh măng miền Nam được chế biến từ củ măng tươi
với hương vị rất riêng. Trong mâm cơm ngày Tết nhiều đạm, bát canh măng thanh mát giúp
chống ngấy và cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Thịt kho tàu
Một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết là món thịt kho hay còn gọi là thịt kho
hột vịt hoặc thịt kho nước dừa và chỉ có ở miền Nam mới có cách nấu thịt kho ngon, hấp
dẫn không ai sánh bằng. Thịt kho là thịt ba rọi thái miếng to cỡ 3 ngón tay ướp với các gia vị
là nước mắm, đường, hành tỏi, ớt…Thịt được nấu sôi với nước dừa xiêm thì cho trứng đã
luộc chín vào kho chung, ninh đến khi thịt mềm, nước trong nồi có màu cánh gián là được.
Món thịt kho này được ăn kèm với cơm trắng và dưa giá sẽ thật là tuyệt.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Thịt kho
Mứt dừa
Mứt dừa có lẽ là một trong các món ngon ngày Tết miền Nam phổ biến nhất, quen thuộc
nhất mà ngày nay đã lan rộng ra khắp ba miền. Từ mứt dừa trắng truyền thống ban đầu,
ngày nay các bà nội trợ có thể biến tấu mứt dừa thành đủ hương vị, màu sắc khác nhau như
mứt dừa non, mứt dừa ca cao, mứt dừa ngũ sắc,…
3.Ý NGHĨA MÂM CỖ NGÀY TẾT
Tết là phải có mâm cỗ, trước cúng gia tiên, sau thiết đãi gia đình, bạn bè. Mâm cỗ ngày tết
tượng trưng cho thành quả làm ăn cả năm, và là mong ước trong năm mới. Ngoài ra, ý nghĩa
tâm linh còn là lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Mâm cỗ thường gồm những món ăn
tết đặc trưng được sắp xếp,bày biện công phu. Tất cả những món ăn được thiết kế hài hòa,
trình bày đẹp mắt,tựa long thành kính của con cháu mong ông bà phù hộ sang năm mới ấm
no, hạnh phúc.
Mâm cỗ Tết ngày nay được đơn giản bớt, hoặc được thêm thắt vài món ăn có tính cách tân,
nhằm thay đổi khẩu vị cho gia đình. Các bà nội trợ chỉ làm hoặc chuẩn bị những món theo
đúng sở thích và truyền thống của gia đình, chú ý đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng, món ăn
phù hợp với ẩm thực hiện đại, có dinh dưỡng lành mạnh, để mâm cỗ Tết vẫn giữ được ý
nghĩa truyền thống và sự thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt. Sao cho sau mấy ngày
Tết, khi trở về với công việc bình thường người ta sẽ có thêm niềm vui, thêm sức khỏe,
thêm sự phấn chấn để bước vào một năm mới đầy hứa hẹn những điều tốt đẹp nhất.
Xem thêm: Ẩm thực Hà Nội trên VnExpress
Source: https://ladyfirst.vn
Category: ẨM THỰC