Khớp cắn ngược là một vấn đề nha khoa phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai dạng khớp cắn ngược phổ biến: khớp cắn ngược nhẹ và khớp cắn ngược nặng.
Khớp cắn ngược nhẹ là gì? Nguyên nhân do đâu?
Khớp cắn ngược nhẹ là tình trạng khi hai hàm răng của bạn không hoàn toàn khớp vào nhau khi miệng đóng lại, dẫn đến sự mất cân bằng trong cấu trúc giữa hàm trên và hàm dưới hoặc giữa các răng. Mặc dù không gây nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và răng miệng.
Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược
Có nhiều nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược, bao gồm:
Khớp cắn ngược do răng
Một trong những biểu hiện chính của khớp cắn ngược do răng là khi một nhóm răng ở cửa hàm dưới nằm ngoài so với răng ở cửa hàm trên. Điều này thường xảy ra do sự không cân đối trong quá trình mọc răng, khi răng ở cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng ở cửa hàm dưới.
Khớp cắn ngược do xương hàm
Nguyên nhân chính của khớp cắn ngược do xương hàm là xương hàm trên không phát triển đúng cách, trong khi xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc có các sự dị tật trong khe hở vòm miệng, dẫn đến việc xương hàm trên thiếu kích thước cả theo chiều ngang và chiều trước sau. Kết quả là răng ở cửa hàm trên luôn nằm bên trong so với răng ở cửa hàm dưới.
Khớp cắn ngược nặng là gì?
Khớp cắn ngược nặng (răng móm) là dạng sai khớp cắn loại 3. Đây là tình trạng 2 hàm răng mọc ngược vị trí của nhau dẫn tới sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của răng miệng.
Ảnh hưởng của khớp cắn ngược nặng:
- Làm giảm khả năng ăn nhai: Răng và hàm cân xứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai thức ăn. Tuy nhiên, với khớp cắn ngược, việc cắn và nhai thức ăn trở nên khó khăn. Răng cửa hàm trên nằm bên trong trong khi răng cửa hàm dưới nằm bên ngoài. Điều này làm cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn và không hiệu quả.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: Khớp cắn ngược nặng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh dạ dày, tim mạch, viêm khớp thái dương hàm, đau nhức hàm và nhiều bệnh khác.
- Vệ sinh răng miệng rất khó khăn: Các khe hở và mảng bám vi khuẩn dễ tạo ra ổ bệnh, gây sâu răng, viêm nha chu, và gây ra việc chảy máu khi ăn nhai.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Khớp cắn ngược làm mất đi sự cân đối giữa trán, mũi và cằm, tạo ra sự lệch lạc trong tổng thể gương mặt. Điều này có thể làm mặt trông già hơn so với tuổi thật, và da quanh vùng cằm có thể bị kéo chảy khi cằm chìa ra phía trước.
Các phương pháp điều trị khớp cắn ngược?
Để điều trị khớp cắn ngược, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ của tình trạng cụ thể. Hiện nay, có ba phương pháp chính được sử dụng phổ biến là niềng răng thẩm mỹ, phẫu thuật hàm, và răng sứ thẩm mỹ.
- Niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng thẩm mỹ thích hợp cho những trường hợp lệch khớp cắn do vấn đề về răng. Phương pháp này sử dụng các công cụ như mắc cài và khay niềng để dịch chuyển vị trí của răng trên cung hàm, đồng thời đảm bảo sự đều đặn và cân đối của hàm răng.
Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng khớp cắn, giảm các triệu chứng như đau khớp thái dương hàm.
- Phẫu thuật hàm
Nếu lệch khớp cắn xuất phát từ vấn đề về cấu trúc xương hàm, phẫu thuật hàm sẽ được áp dụng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh xương hàm để đảm bảo sự cân đối và khớp cắn trở lại vị trí đúng.
Trong những tình huống lệch khớp cắn nặng, có cả vấn đề về răng và xương hàm, việc kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật hàm có thể được áp dụng.
- Răng sứ thẩm mỹ
Đối với những trường hợp lệch khớp cắn nhẹ do răng, phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ có thể được sử dụng. Phương pháp này nhanh chóng nhưng với tình trạng răng sai lệch khớp cắn như răng bị khớp căn ngược thì được khuyến cáo là không nên áp dụng phương pháp răng sứ.
Hiểu rõ về khớp cắn ngược nhẹ và khớp cắn ngược nặng là điều quan trọng để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hàm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để có sự tư vấn chuyên sâu và kế hoạch điều trị phù hợp.