7 phương pháp đo độ ẩm thông dụng hiện nay
Xác định độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay nhằm đảm bảo môi trường bảo quản tốt nhất cho các loại vật liệu, vật dụng, hàng hóa…trong các ngành công nghiệp chế biến và thí nghiệm. Cùng chúng tôi điểm danh qua 7 phương pháp xác định độ ẩm thông dụng hiện nay.
1.Phương pháp sấy khô
– Ứng dụng: Xác định độ ẩm của bánh kẹo, các loại bột…
– Dụng cụ: Cân sấy ẩm
– Cách thực hiện:
+ Chỉnh bàn cân sao cho bọt thủy về tâm để cân chính xác nhất.
+ Cho mẫu vật lên cân đến khi đạt khối lượng cần phân tích độ ẩm.
+ Chọn chế độ đo, thời gian và nhiệt độ sấy cần thiết đối với mẫu (100 độ đến 105 độ C).
+ Cân sấy ẩm sẽ sấy vật liệu, sau đó tự tính toán phần tram độ ẩm của mẫu sau khi sấy.
+ Kết quả độ ẩm của mẫu sau khi sấy được hiển thị trên màn hình.
– Ưu điểm: Kết quả đo độ ẩm chính xác, sai số thấp, cân chính xác khôi lượng mẫu, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian.
– Nhược điểm: Chỉ thích hợp khối lượng mẫu đo nhỏ, phải chuẩn bị mẫu trước khi đo, mẫu sau khi đo xong không còn sử dụng được nữa.
Cân nghiên cứu và phân tích ẩm Ohaus MB45
2.Phương pháp điện trở
– Ứng dụng: Đo độ ẩm của gỗ, vật liệu xây dựng….
– Dụng cụ: Máy đo độ ẩm gỗ, vật liệu xây dựng
– Cách thực hiện:
+ Cắm hoặc chọc đầu cắm điện trực tiếp vào vùng mẫu muốn đo
+ Kết quả đo hiển thị trên màn hình.
– Ưu điểm: Nhỏ gọn, dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi đo độ ẩm chỉ trong một thao tác, không tốn thời gian chuẩn bị mẫu.
– Nhược điểm: Phải đo nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau để có giá trị trung bình nhất nên có thể làm hỏng mẫu đo.
3.Đo độ ẩm bằng máy đo có đầu dò
– Ứng dụng: Xác định độ ẩm của giấy hay những vật liệu mỏng
– Dụng cụ: Máy đo độ ẩm giấy
– Cách thực hiện:
+ Khởi động máy đo, áp đầu dò của máy vào bề mặt giấy
+ Kết quả đo hiển thị trên màn hình điện tử
– Ưu điểm: Nhỏ gọn, dễ sử dụng, tiện lợi trong việc khảo sát độ ẩm giấy trong kho, đo trực tiếp trên mẫu không làm hư hại đến mẫu.
– Nhược điểm: Thiết kế chuyên biệt để đo giấy
Bạn đang đọc: 7 phương pháp đo độ ẩm thông dụng hiện nay
Thiết bị đo độ ẩm giấy MC 60CPA
Xem thêm: Ẩm thực Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
4.Phương pháp nguyên lí điện trở
– Ứng dụng: Đo độ ẩm ngũ cốc, các loại hạt
– Dụng cụ: Máy đo độ ẩm hạt cầm tay (điện trở nằm ngoài), máy có điện trở nằm trong buồng phân tích mẫu
– Cách thực hiện:
+ Với máy đo độ ẩm hạt cầm tay: Cắm hoặc chọc đầu cắm điện trực tiếp vào vùng mẫu muốn đo. Kết quả đo hiển thị trên màn hình.
+ Với loại có buồng chứa mẫu: Chuẩn bị mẫu => Cho mẫu vào buồng/khay chưa mẫu và bấm nút “Start” => Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây phân tích.
– Ưu điểm: Kết quả đo nhanh, thao tác ít, dễ sử dụng và không làm hư hại đến mẫu. Máy đo có buồng chứa mẫu có chế độ đo ẩm cho từng loại hạt chuyên biệt.
– Nhược điểm:
+ Máy đo ẩm dạng que nhọn cho kết quả kém chính xác khi đo các loại hạt to.
+ Máy đo ẩm có buồng chứa mẫu có kích thước không được nhỏ gọn lắm.
5.Phương pháp khúc xạ ánh sáng
– Ứng dụng: Đo độ ẩm mật ong
– Dụng cụ: Khúc xạ kế
– Cách thực hiện:
+ Đối với khúc xạ kế loại cơ, nhỏ một vài giọt mẫu lên bề mặt lăng kính, đậy nắp lăng kính sao cho khối lượng mẫu tràn đều trên bề mặt lăng kính. Đặt khúc xạ kế ngang tầm mắt và đọc kết quả thông qua thị kính.
+ Đối với khúc xạ kế loại điện tử: cho vài giọt mẫu lên lăng kính và bấm phím “Start” kết quả sẽ hiển thị sau vài giây trên màn hình điện tử.
– Ưu điểm: Dễ sử dụng, cho kết quả nhanh, nhỏ gọn có thể bỏ túi
– Nhược điểm: Vì khúc xạ kế nên sẽ phụ thuộc ít nhiều vào nguồn sáng.
6.Phươn pháp điện trở
– Ứng dụng: Đo độ ẩm đất
– Dụng cụ: Máy đo pH và độ ẩm đất Takemura DM 15
– Cách thực hiện:
+ Cắm đầu đo của máy vào nơi đất cần đo sao cho đất ngập cả 3 vòng kim loại.
+ Ấn và giữ phím màu trắng trên thân máy để đọc phần trăm độ ẩm trên màn hình và thả tay ra nếu muốn đọc chỉ số pH.
– Ưu điểm: nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành thấp.
– Nhược điểm: Phải đo nhiều lần trên nhiều vị trí khác nhau trong khoảng 1 mét vuông để tính độ ẩm và độ pH trung bình.
Xem thêm: Ẩm thực Nhật Bản – Wikipedia tiếng Việt
Máy đo pH và độ ẩm đất Takemura DM-15
7. Đo độ ẩm không khí
– Ứng dụng: Đo độ ẩm không khí
– Dụng cụ: Ẩm kế điện tử loại treo tường /cầm tay, máy đo độ ẩm có đầu dò rời
– Cách thực hiện:
+ Ẩm kế điện tử loại treo tường dùng để xác định độ ẩm một cách liên tục trong các kho chứa, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng và nhà ở.
+ Ẩm kế điện tử loại cầm tay và máy đo độ ẩm có đầu dò rời dùng để đi khảo sát độ ẩm tại hiện trường kho bãi, container…
Độ ẩm và xác định độ ẩm là một trong những công việc phổ biến hiện nay. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định độ ẩm chính xác của đối tượng cần đo. Trên đây là 7 phương pháp tương ứng với 7 máy đo độ ẩm thông dụng nhất được sử dụng để đo độ ẩm hiệu quả, chính xác nhất. Những phương pháp trên đều có ưu điểm chung là phương pháp đo đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức của người sử dụng.
Source: https://ladyfirst.vn
Category: ẨM THỰC