Nhắc đến một trong những bộ phim gây tranh cãi nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới, phải kể đến Salò, or the 120 Days of Sodom (tựa Việt: Salò, Hay 120 Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian). Giống như tên gọi của mình, bộ phim điện ảnh Ý ra mắt năm 1975 này đã khiến vô số khán giả phải khiếp sợ, tuy nhiên một số người thì lại tán dương phong cách nghệ thuật táo bạo, hàm ý triết học sâu sắc của tác phẩm. Tuy nhiên, cũng vì điều này mà bộ phim bị cấm chiếu, cấm lưu hành tại nhiều nước trên thế giới.
Được gọi tắt là Salò, bộ phim kinh dị nghệ thuật này được đạo diễn Pier Paolo Pasolini thực hiện dựa trên cuốn sách The 120 Days of Sodom của Marquis de Sade (sách viết năm 1785, xuất bản lần đầu năm 1904). Phim lấy bối cảnh thời Thế Chiến II, đồng thời là tác phẩm cuối cùng trong cuộc đời của đạo diễn Pasolini. Bộ phim này được ra mắt 3 tuần sau cái chết tàn bạo của ông, mà nhiều người cho rằng phim chính là lý do dẫn đến cái chết.
Salò xoay quanh 4 người Ý phóng đãng, trụy lạc và giàu có thời kỳ Cộng Hòa Salò (1043-1945). Những người này đã bắt cóc 18 thanh thiếu niên, bắt họ trải qua 4 tháng khổ cực với bạo lực, tra tấn về mặt tinh thần và tình dục. Xuyên suốt tác phẩm, đạo diễn Pasolini khai thác những chủ đề quan trọng mà nhạy cảm, bao gồm tham nhũng chính trị, chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa độc tài, chủ nghĩa hư vô, đạo đức, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa bạo dâm, tình dục và chủ nghĩa phát xít.
Những khán giả thưởng thức Salò sẽ sớm rơi vào trầm tư với mức độ nặng nề về hình ảnh và ý nghĩa. Xuyên suốt phim, các diễn viên trẻ phải khỏa thân 100%, với nhiều cảnh trực diện. Các phân đoạn tra tấn, khổ dâm được mô phỏng vô cùng thực tế cũng biến Salò trở thành một tác phẩm không hề dễ xem với bất kì ai.
Nội dung của phim tạo ra sự ảnh hưởng về mặt chính trị, tâm lý và tình dục với khán giả, đến mức tác phẩm này dù được khen ngợi bởi nhiều nhà phê bình, thì vẫn là chủ đề gây tranh cãi nảy lửa. Từ thời điểm phát hành năm 1975, đã có nhiều nhà làm phim lẫn nhà phê bình đứng lên bênh vực, bảo vệ quan điểm lẫn nội dung, cách thể hiện của Salò. Tuy nhiên, cũng có vô số ý kiến chỉ trích sự “bệnh hoạn” và nhạy cảm của tác phẩm.
Xem thêm: Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh – Chương 22
Salò là phim đứng thứ 65 trong danh sách những bộ phim đáng sợ nhất từng được thực hiện – danh sách được tổng hợp bởi Hiệp hội phê bình phim Chicago, Mỹ năm 2006.
Tác phẩm này được khởi chiếu tại Liên hoan phim Paris ngày 23/11/1975. Tại ” quê nhà ” là nước Ý, phim khởi đầu bị khước từ chiếu bởi hội đồng kiểm duyệt, tuy nhiên sau đó được cấp phép ngày 23/12/1975. 3 tuần sau khi phim khởi chiếu, giấy phép phát hành của Salò bị rút lại, và tác phẩm bị cấm lưu hành kể từ đó .
Ở Mỹ, bộ phim này được chiếu trong thời gian ngắn vào năm 1977. Một số quốc gia như Anh, Canada, Úc và New Zealand đều cấm chiếu Salò vì nhiều hình ảnh khiêu khích, miêu tả thanh thiếu niên thống khổ bạo lực, bạo dâm và chết chóc.
Đạo diễn Pasolini
Một điểm đáng sợ nữa của Salò chính là cái chết của đạo diễn Pasolini. Ông bị sát hại ngày 2/11/1975 – vài tuần trước khi phim ra mắt, bị chính chiếc xe của mình cán lên cơ thể nhiều lần. Nhiều người phán đoán đây là một cái chết được gây ra bởi Mafia. Một số lời khai từ bạn của đạo diễn hé lộ rằng một vài cuộn phim của Salò đã bị đánh cắp, và đạo diễn Pasolini phải đi gặp mặt với những kẻ tống tiền. Tuy không có bằng chứng dẫn đến kết luận cuối cùng, tuy nhiên phần lớn mọi người đều cho rằng Salò góp phần gây ra cái chết của đạo diễn.
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Source: https://ladyfirst.vn
Category: PHIM ẢNH