Chống nắng một bước không thể thiếu trong chu trình dưỡng da. Dù trước đó bạn có sử dụng những sản phẩm đắt đỏ để đắp lên mặt nhưng sau đó bạn lại không sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời thì coi như mọi thứ đều đổ sông đổ biển.
Các loại kem chống nắng trên thị trường hiện tại:
Thị trường mỹ phẩm có quá nhiều sản phẩm chống nắng khiến bạn đau đầu chọn ra những sản phẩm được gọi là “ phù hợp “ với làn da của mình. Lại càng đau đầu hơn khi mà kem chống nắng lại tiếp tục chia ra hai loại là “ chống nắng vật lý “và “ chống nắng hóa học “. Tự đặt câu hỏi cho bản thân “ Liệu đâu mới là loại mình cần? “.
Cho đến một ngày, đứa con lai của cả hai loại chống nắng được kể trên ra đời với cái tên khá thô sơ “ Kem chống nắng vật lý lai hóa học “ thì nó dường như đã giành được một chỗ đứng trong lòng những tín đồ skincare. Đó cũng là lý do tại sao nhiều nhãn hàng lại tích cực cho ra những sản phẩm như vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đuổi kịp xu hướng làm đẹp đang ngày càng phát triển. Và bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ nói sơ qua về sản phẩm này để mọi người có thể hiểu rõ hơn về lý do tại sao nó lại được lòng nhiều nàng như vậy nhé!
Định nghĩa
1. Kem chống nắng vật lý lai hóa học là gì?
Xem thêm: Kem Siêu Trị Mụn O’jee Tuýp 15g
- Vì đây là sản phẩm dựa trên sự kết hợp giữa hai loại chống nắng vật lý và chống nắng hóa học nên nó sẽ chứa cả hoạt chất chống nắng hóa học và khoáng chất cản tia UV vật lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phát huy những ưu điểm và hạn chế các khuyết điểm của chống nắng vật lý và hóa học.
- Kem chống nắng này được sản xuất theo công nghệ Mexoplex:
- Không tạo lớp màng trắng bệch như các loại kem chống nắng vật lý khác và có độ bền lâu dài dưới nắng giúp da được bảo vệ lâu hơn trong trường hợp phải hoạt động ngoài trời nhiều.
- Ngoài ra, những sản phẩm chống nắng được gắn mác “ con lai“ như thế còn được ưu ái thêm khi sở hữu quang phổ chống tia UV khá lớn lên đến PPD 38 ( Persistent Pigment Darkening ) có nghĩa là nó còn cao hơn cả PA++++.
2. Ưu điểm và nhược điểm
2.1 Ưu điểm
- Việc được sở hữu những đặc tính nổi trội của hai loại kem chống nắng giúp cho những đứa con lai như thế này có thể hạn chế nhược điểm của “đối phương”, nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ da toàn diện dưới ánh nắng mặt trời.
- Nếu những sản phẩm chống nắng vật lý với kết cấu dày hơn, dễ làm da trắng bệch lên vì cơ chế hoạt động của những sản phẩm như thế này là phản xạ ánh sáng nên những phân tử chống nắng thường sẽ nằm trên bề mặt da thì những sản phẩm chống nắng vật lý lai hóa học sẽ đối lập lại hoàn toàn khi mà kết cấu sản phẩm sẽ mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu hơn nhờ sự kết hợp với những thành phần của chống nắng hóa học và đồng thời cũng hạn chế để lại màng trắng trên da( white cast) như những sản phẩm chống nắng vật lý.
- Vì những sản phẩm chống nắng lai thế này là một cải tiến mới trong chu trình dưỡng da nên nó sẽ hạn chế được việc gây kích ứng đối với những bạn có làn da nhạy cảm nhưng muốn dùng những sản phẩm chống nắng nhanh gọn lẹ.
- Bít tắc lỗ chân lông là điều mà hầu hết những bạn mê skincare đều quan ngại khi muốn sử dụng những sản phẩm chống nắng. Và những sản phẩm chống nắng lai như thế này cũng sẽ hạn chế được việc đó.
2.2 Nhược điểm
Đương nhiên là chẳng có điều gì là hoàn hảo và chắc chắn những sản phẩm chống nắng vật lý lai hóa học cũng không tránh khỏi điều đó. Nhược điểm lớn nhất của loại chống nắng này là trong bản thành phần của nó thường sẽ có “ Tinosorb “. Tuy không phải là một chất gây kích ứng cho da nhưng Tinosorb là một chất tan trong dầu, nó làm da của chúng ta sau khi apply sẽ có hiệu ứng hơi bóng dầu – điều này cũng khiến nhiều bạn không thích nhưng đây cũng không phải là một vấn đề gì quá to tát đối với làn da.
Cấu trúc của kem chống nắng vật lý lai hóa học
Để phân biệt những loại sản phẩm kem chống nắng vật lý lai hóa học, hãy quan sát bảng thành phần là hoàn toàn có thể nhận ra vì nó chứa thành phần của cả hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học, đó là : titanium dioxide và zinc oxide ( trong kem chống nắng vật lý ), avobenzone, oxybenzone ( trong kem chống nắng hóa học ) .
1. Titanium dioxide:
- Đây là một hợp chất hóa học tự nhiên dạng oxit của Titan.
- Được FDA cộng nhận được sử dụng ở mức 2-25% và phù hợp với da nhạy cảm.
- Ngoài việc được sử dụng trong kem chống nắng vật lý thì thành phần này còn được sử dụng trong những sản phẩm như kem lót, những sản phẩm làm trắng,…
- Đây cũng là nguyên nhân làm cho những sản phẩm chống nắng vật lý có màu vì thành phần này được xem như một chất tạo màu trong mỹ phẩm.
2. Zinc oxide:
- Đem lại khả năng chống nắng phổ rộng, giúp ngăn ngừa bỏng (an toàn cả với làn da nhạy cảm)
- Bảo vệ da khỏi tác nhân gây ung thư da ( tia UV ).
- Hỗ trợ phục hồi làn da bị bỏng.
3. Avobenzone
- Hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA sau đó chuyển đổi thành bức xạ hồng ngoại ít gây hại cho da.
- Được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm chống nắng phổ rộng được dán nhãn “ broad spectrum “.
- Tuy nhiên, thành phần này đã được chứng minh rằng sẽ bị giảm khả năng hấp thụ theo thời gian, tức là càng tiếp xúc lâu với tia UV thì khả năng chống nắng càng giảm.
4. Oxybenzone
- Là hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của benzophenone.
- Hoạt động trong kem chống nắng khá hiệu quả nhờ khả năng hấp thụ bức xạ tia UV.
- Kết hợp với tia nắng mặt trời tạo ra một phản ứng hóa học, chuyển tia UV thành nhiệt và giải phóng qua da.
- Tuy nhiên đây là một chất gây ra sự tranh cãi về việc nó có ảnh hưởng tiêu cực đến rặng san hô trong vùng biển và đang bị đặt nghi vấn về việc liệu nó có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không.
Cơ chế hoạt động.
Source: https://ladyfirst.vn
Category: MỸ PHẨM