Kênh dành cho phái đẹp!

SỬ DỤNG TINH DẦU Ở TRẺ SƠ SINH NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT – Bluecare Blog

🌿 SỬ DỤNG TINH DẦU Ở TRẺ EM

🌱 Các nguyên tắc phải tuân thủ, chọn tinh dầu an toàn theo tuổi.
Độc quyền từ đội ngũ Chăm con chuẩn Mỹ chia sẻ cùng độc giả Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

CHINH PHỤC EXCEL: HỌC NHỮNG BÍ QUYẾT ĐỈNH CAO ĐỂ NÂNG CAO SỰ NGHIỆP

😂 Trước tiên, cũng phải tự ra mắt để bạn đọc hiểu rằng Chăm con chuẩn Mỹ không khi nào diệt trừ cực đoan cái gì vô căn cứ cả, trước khi trở thành bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ đã từng làm son môi và mỹ phẩm handmade – bán cũng rất trộm vía, hồi đó nghệ danh là Sơn bán Son, nên phần nào cũng rất thú vị với những mẫu sản phẩm từ vạn vật thiên nhiên .

🌿 TINH DẦU LÀ GÌ?
Tinh dầu (keyword: essential oils) được chiết xuất từ các phần của cây cỏ, thảo mộc hoặc các loài hoa. Từ xưa đến nay, ở cả phương Đông và phương Tây, tinh dầu đều được dùng rộng rãi để chữa trị một vài bệnh nhẹ và giúp thư giãn. Sử dụng tinh dầu trong ngành y học thảo dược có một vị trí nghiêm túc, có hiệp hội nhà nghề (như AANP – American Association of Naturopathic Physicians) và có sách vở, giáo trình đàng hoàng.

Bạn đang đọc: SỬ DỤNG TINH DẦU Ở TRẺ SƠ SINH NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT – Bluecare Blog

KHÓA HỌC TUYỆT ĐỈNH KHAI THÁT ỨNG DỤNG CHATGPT

Nhìn chung, với người lớn, tinh dầu là bảo đảm an toàn, nhưng với trẻ nhỏ thì khác. Ta cần cẩn trọng hơn để tránh những phản ứng có hại .

🌴 TINH DẦU KHÔNG DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 3 THÁNG TUỔI
Đây là khuyến cáo của AANP – nôm na là Hiệp hội Lương y Hoa Kỳ (các bác sĩ trị liệu bằng cây cỏ).

📛 CÁC NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ KHI CHỌN – DÙNG TINH DẦU CHO CON
Tinh dầu dùng rất thích và có lợi, tuy nhiên, rõ ràng là ta phải biết cách dùng sao cho an toàn và phải hiểu là không phải dầu nào cũng như dầu nào. Các nguyên tắc sau đúng cho mọi nhãn hàng, mọi quốc gia và mọi đối tượng trẻ nhỏ.

⚗️ SẢN PHẨM DẠNG HYDROSOL PHÙ HỢP CHO TRẺ HƠN
Tinh dầu – được là “tinh” vì được cô đặc và chỉ chứa tinh chất của bộ phận cây cỏ đó, không nước, không xơ sợi; vì thế là cực kì cô đặc. Trẻ em có cơ thể nhạy cảm, non nớt, hệ hô hấp chưa trưởng thành và hệ tim mạch còn đang phát triển. Tinh dầu là quá đậm đặc, còn hydrosol – dạng hòa loãng của tinh dầu với cùng hoạt chất – thì có nồng độ nhẹ hơn, phù hợp với trẻ em hơn.

PHÙ THỦY POWER POINT - KHÓA HỌC HAY GIÚP BẠN TĂNG LƯƠNG

☑️ RULE #1: PHẢI BIẾT TÊN LATIN
Kể cả mình không biết tiếng Latin thì đã có Google và Wikipedia, ta cần biết được tên Latin của loài thực vật chiết xuất ra tinh dầu đó. Ví dụ: tinh dầu tràm; tạo ra từ cây tràm; tên khoa học là: Melaleuca leucadendra; tên tiếng Anh là: CAJEPUT OIL. Một cây có thể có nhiều tên tiếng Anh, tiếng Việt, nhưng chỉ có 1 tên tiếng Latin. Khi bạn search với tên khoa học; bạn chắc chắn biết là đúng cây đó chứa chất gì và đủ an toàn cho trẻ không. Thêm một tí nữa, các bạn còn phải biết tinh dầu đó chiết từ bộ phận nào của cây đó.
Tóm lại: Đọc kĩ mác – cả tên tiếng Anh VÀ tên khoa học tiếng Latin.

☑️ RULE #2: LUÔN HÒA LOÃNG KHI BÔI DA
Bất kể nhãn hàng nào bạn mua, luôn nhớ phải hòa loãng với dầu nền trước khi dùng trên da; ĐẶC BIỆT KHI DÙNG VỚI TRẺ NHỎ!
– Trẻ dưới 6 tuổi: Loãng 0,25%; tức là 1 giọt pha với 20 mL dầu nền (carrier oil).
– Trẻ trên 6 tuổi: Loãng 1%; tức là 1 giọt tinh dầu pha với 5mL dầu nền.
Ngoại lệ duy nhất: dầu lavender, không cần pha loãng nếu dùng thời gian ngắn. Nếu sản phẩm bạn mua không rõ đã được hoà loãng chưa, loãng bao nhiêu, thì đừng dùng.

☑️ RULE #3: CHỈ THỬ MỘT LOẠI MỘT LẦN, KHÔNG TRỘN LẪN
Giống như ăn dặm, làm quen với từng chất hóa học mới sẽ giúp bạn không rối mù khi con bị dị ứng. Ta cần biết tại thời điểm đó, con tiếp xúc với tác nhân lạ nào. Vì thế, nếu đang dùng một tinh dầu hỗn hợp (khá là phổ biến hiện nay), nếu bị dị ứng, phải dừng ngay; sau đó, nếu đủ liều lĩnh và đam mê: thử lại với từng loại dầu riêng (mà các lọ dầu riêng thì đắt ghê luôn, thú chơi cũng lắm gian nan).

KHÓA HỌC HAY GIÚP BẠN TĂNG LƯƠNG - CUỘC SỐNG THỊNH VƯỢNG

☑️ RULE #4: TRÁNH VÙNG MẶT KHI DÙNG TINH DẦU
Đó là lí do vì sao các cụ nhà ta và các nhà trị liệu luôn khuyên là bôi vào lòng bàn chân; HÃY TRÁNH XA mũi, mắt, mồm, lưng, ngực con. Kể cả là để trị ngạt mũi cho con trẻ. Đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi. Vì sao? Vì đường thở trẻ bé – hẹp, nhỡ mà phù nề thì không cấp cứu kịp đâu.

☑️ RULE #5: TUÂN THEO CÁC KHUYẾN CÁO VÀ LINH CẢM CÁ NHÂN
Các khuyến cáo dưới đây đều dựa trên bằng chứng khoa học; đặc tính lý hóa và nguy cơ dị ứng của từng loại tinh dầu; ta nên tuân theo. Thêm một chút linh cảm và thấu hiểu của mẹ về cơ địa của con, để quyết định dùng hay không và dùng vào lúc nào.
Nhìn chung, dưới 6 tháng thì không nên dùng.Trên 2 tuổi thì có thể dùng thận trọng. Dưới 2 tuổi, hydrosol (nước tinh dầu loãng) là lựa chọn thay thế.

☑️ RULE #6: LUÔN TÍNH PHƯƠNG ÁN RÚT LUI
Tức là luôn dự phòng phương án khi trẻ tỏ ra khó chịu hay kích thích khi dùng tinh dầu. Chỉ phun tinh dầu cách quãng, mỗi 10 – 20 phút rồi ngưng; bình phun ở góc xa so với trẻ; nếu là bôi tinh dầu thì cần chuẩn bị khăn để lau đi nếu trẻ tỏ ra khó chịu.

📛 TÓM LẠI:
Để mọi trải nghiệm là AN TOÀN, dù có nhiều quan điểm, nhưng chúng tôi – Chăm con chuẩn Mỹ khuyên rằng:
– Luôn dùng tinh dầu cực kì cẩn trọng.
– KHÔNG dùng (dưới bất kì dạng nào) cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
– CÓ THỂ dùng tinh dầu phun sương, quãng ngắn; khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
– CÓ THỂ BÔI DA (đã hòa loãng với dầu nền) cho trẻ trên 2 tuổi.

KHUYẾN CÁO LỰA CHỌN TINH DẦU THEO TUỔI

– DƯỚI 3 THÁNG: Quá non nớt, không xử trí kịp nếu có vấn đề da hoặc hô hấp. Nên KHÔNG dùng bất kì loại nào.

– TRẺ TỪ 3 THÁNG – 6 THÁNG:
Nếu ham tinh dầu quá, có thể cân nhắc mấy loại sau:
+ Cúc La Mã (Chamomile)
+ Hoa Lavender (Lavender)
+ Lá thìa là (Dill)
+ Cúc vạn diệp xanh (Blue Yarrow)

– TRẺ 6 THÁNG – DƯỚI 2 TUỔI:
+ Cam Bergamot (Bergamot)
+ Hạt cà rốt (Carrot Seed)
+ Gỗ tuyết tùng (Cedarwood)
+ Vỏ quế (Cinnamon bark) chỉ dùng để phun sương
+ Lá quế (Cinnamon leaf)
+ Rau mùi (Ngò gai, Coriander)
+ Gỗ bách (Cypress)
+ Chanh vàng (Lemon); chỉ để xông phòng
+ Quất (Mandarin)
+ Dầu hoa cam (Neroli)
+ Thông (Pine)
+ Gỗ đàn hương (Sandalwood)
+ Gỗ vân sam (Spruce)
+ Quýt (Tangerine)
+ Cây phong lữ (Geranium)
+ Kinh giới (Majoram)
+ Hoa nhài (Jasmine)

⛔ NÊN TRÁNH CÁC LOẠI TINH DẦU SAU:
Vì đã được chứng minh là yếu tố kích ứng da hoặc hô hấp hoặc nguy cơ ngộ độc hóa chất (NAHA.org – Hiệp hội các nhà Trị liệu xoa bóp Hoa Kỳ)
+ Dầu tràm (Cajeput)
+ Tỏi (Garlic): không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
+ Trinh nữ (Chaste Tree)
+ Đinh hương (Búp, lá; Clove): không bôi cho trẻ dưới 2 tuổi
+ Khuynh diệp (Eucalyptus): không dùng cho trẻ dưới 10 tuổi
+ Sả (Lemongrass): không bôi cho trẻ dưới 2 tuổi
+ Bạc hà (Peppermint): không dùng dưới 6 tuổi
+ Hương thảo (Rosemary): không dùng dưới 10 tuổi
+ Lộc đề (Wintergreen): có aspirin, không dùng dưới 10 tuổi
+ Tiểu hồi hương (Fennel): không dùng bất kể tuổi nào
+ Nhục đậu khấu (Nutmed): không dùng bất kể tuổi nào
+ Bạch đậu khấu (Cardamom): không dùng dưới 10 tuổi
+ Ngọc lan tây (Ylang Ylang): không bôi cho trẻ dưới 2 tuổi

🚑 KHI NÀO PHẢI ĐI GẶP BÁC SĨ SAU DÙNG TINH DẦU
– Con uống phải tinh dầu
– Có nổi mề đay
– Đỏ da
– Nổi phỏng nước
– Đỏ như tôm luộc
– Ngứa
– Rát họng
– Mắt đỏ
– Môi mắt phù to
– Khó thở (thở nhanh, thở rít, rút lõm)
– Đau đầu, li bì

🌿 VÌ SAO NÊN CÂN NHẮC KĨ KHI DÙNG DẦU TRÀM ( Melaleuca leucadendra )

Vì đây là tinh dầu đặc sản phổ biến nhất ở Việt Nam, nên có mục bàn riêng.
Dầu tràm (cajeput oil) chứa cineole, khi bôi lên da có cảm giác ấm ấm và kích ứng da – nên có cảm giác như là giữ ấm được trẻ. Tuy nhiên;
– Dầu tràm được xác định là KHÔNG ĐỦ AN TOÀN (LIKELY UNSAFE) để dùng cho trẻ em do khả năng kích ứng đường hô hấp gây co thắt phế quản, khởi phát cơn hen ở trẻ lớn. Đặc biệt khi bôi gần mặt.
– Hoạt chất dầu tràm được chuyển hóa tại GAN. Do đó có thể làm tăng tác dụng phụ của một số thuốc đang điều trị.
– Dầu tràm không đủ bằng chứng về phòng các bệnh lý hô hấp, nhiễm siêu vi. Nếu bôi dầu tràm mà vẫn hôn hít con, cho con tiếp xúc với khói thuốc, người ốm thì bệnh vẫn hoàn bệnh. Nhắc nhẹ lại, viêm mũi, viêm phổi là do virus, vi khuẩn; không phải vì trúng gió độc, gió lạnh.
– 1,8 cineole có trong dầu tràm (có cả trong khuynh diệp) là nguy hiểm và gây độc nếu bôi trực tiếp (như vào mũi cho thông mũi); hoặc dùng liều cao (hoặc không xác định được nồng độ trong sản phẩm). Đã có trường hợp bôi dầu vào để thông mũi và trẻ suy thở ngay sau đó.

🌷 DẦU NỀN LÀ GÌ?
Là dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu hạt hướng dương. Không dùng dầu olive bôi da.

🤲🏻 MÁT XA CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG DẦU GÌ?
Với trẻ sơ sinh, mát xa được chứng minh rất nhiều lợi ích. Nên dùng dầu mát xa sơ sinh chuyên dụng hoặc dầu hạt hướng dương; hoặc đơn giản chỉ là bàn tay mẹ.

🌸 TINH DẦU LAVENDER GIÚP GIẢM KHÓC DẠ ĐỀ
Là lựa chọn lành tính nhất, dầu lavender giúp giảm đau và giảm các triệu chứng quấy khóc, khóc cơn của trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận các trường hợp ngộ độc dầu Lavender.

🛀🏻 NHỎ GÌ VÀO NƯỚC TẮM
Tắm với nước ấm, chỉ nước thôi là đủ.
Nhưng nếu mẹ quá hào hứng với mùi hương, có thể nhỏ 1 vài giọt dầu lavender hoặc cúc La Mã vào nước tắm; giúp con thư giãn tốt hơn, quý tộc hơn. Và ngủ ngon hơn.

LỜI CUỐI
Chất gì cũng là chất độc. Quan trọng là dùng liều bao nhiêu, cho ai và kiểu gì.

Nguồn:
1. Guide to Using Essential Oils Safety with Children, Lea Jacobson (CCA).
2. Essential Oil Safety, Second Edition; R. Tisserand; R. Young.
3. Noursingjoy.com; Safe EOs for Babies and Kids;
4. NAHA.org; Safety Information
5. Essential Oils: Poisonous when Misused; Poison.org
6. Naturopathic.org; Get Your Child to Sleep Naturally
7. WebMD.com: Cajeput Oil.
8. https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/cineole

👨 🏻 ‍ ⚕ ️ Dr. Mon Đỗ Tiến Sơn

Hình ảnh có liên quan

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Source: https://ladyfirst.vn
Category: TINH DẦU

Related posts

Blackmore tinh dầu hoa anh thảo + Fish Oil 100v Úc

ladybaby

[SIÊU RẺ] Tinh dầu hoa anh thảo Warnke Nachtkerzenol 100 viên, xách tay Đức, Giá siêu rẻ 300,000đ! Mua liền tay!

ladybaby

Tinh dầu lợi an dùng tốt cho trẻ sơ sinh bị ho, đờm, sổ mũi, khò khè

ladybaby