Kênh dành cho phái đẹp!

Chương 2: Thực trạng quảng bá văn hóa Việt Nam trên VTV4

Chuong 2 Thuc trang quang ba van hoa Viet Nam tren VTV4 vtv

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN VTV4

(Khảo sát các chương trình: Văn hóa Việt, Du lịch và ẩm thực, Văn hóa – Hội nhập, Dạy tiếng việt trên Truyền hình)

2.1. Khảo sát về số lượng, tần suất các chương trình giới thiệu, quảng bá về văn hóa trên kênh VTV4.

2.1.1. Khảo sát số lượng các chương trình về văn hóa trên kênh VTV4

Cộng đồng người Việt Nam dù ở nơi đâu trên thế giới đều luôn luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, quê hương; quan tâm bảo tồn bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc. Cho đến nay, các cộng đồng dân tộc khác ở các nơi trên thế giới đều đánh giá cao bản sắc, truyền thống văn hóa của cộng đồng người Việt Nam với những thể hiện độc đáo, mang tính nhân văn sâu sắc qua các loại hình văn hóa, nghệ thuật, phong tục, ẩm thực, lối ứng xử.

Chương 2: Thực trạng quảng bá văn hóa Việt Nam trên VTV4

Trong hoàn cảnh sống xa tổ quốc NVNONN luôn phải chịu sức ép hòa nhập vào văn hóa và đời sống xã hội của nước sở tại, do đó nhu cầu về văn hóa dân tộc trong cộng đồng là rất lớn. Mặc dù sống ở các nước phát triển, trong điều kiện tòa cầu hóa thông tin, hàng giờ, kiều bào có thể cập nhật tin tức thời sự quê nhà qua các trang báo điện tử, nhưng họ vẫn luôn khao khát được nhìn thấy, được nghe thấy những hình ảnh âm thanh quen thuộc từ quê hương. Với ưu thế là loại hình báo chí hiện đại, VTV4 có khả năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí lành mạnh của kiều bào. Mỗi câu hò, điệu lý, mỗi nhạc kịch, tích tuồng mà VTV4 phát sóng, ngoài giá trị nghệ thuật còn có ý nghĩa như một nhịp cầu gắn kết những người việt xa xứ với tổ quốc mình. Tác giả G.V Cu-do-nhet-xốp trong cuốn “Báo chí truyền hình” cũng đã khẳng định: “ở mức độ khác nhau, mọi chương trình truyền hình đều đưa người xem tiếp cận với văn hóa” [40, tr76].
Qua khảo sát cho thấy, các chương trình thông tin về văn hóa chiếm tỷ lệ và thời lượng lớn trên sóng VTV4. Nội dung thông tin về văn hóa trên VTV4 đã phản ánh được nhiều nội dung khác nhau về đất nước, con người và văn hóa Việt nam – đây là những thông tin mà cộng đồng NVNONN rất quan tâm theo dõi. Trong đó, thông tin về bản sắc văn hóa Việt Nam được VTV4 chú trọng tập trung phát sóng trong nhiều chương trình khác nhau.

Trong một năm nghiên cứu (từ tháng 5/2011- tháng 5/2012), đã có 77 chương trình khác nhau được phát sóng trên kênh VTV4 về tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Trong đó, các chương trình về có nội dung thông tin về lịch sử, văn hóa là 34 chương trình, chiếm 44,1 % trong tổng số chương trình được phát sóng trên VTV4. (xem phụ lục các chương trình có nội dung về văn hóa trên VTV4 ). Chương trình có nội dung về kinh tế – xã hội chiếm 30,3% và nội dung thông tin về giải trí chiếm 25,6 %

Kênh VTV4 được phát sóng 24h/ ngày, trong 1 năm qua đã có 134.560 giờ phát sóng các chương trình có nội dung về văn hóa, chiếm (53.5%) tổng thời lượng phát sóng trên kênh VTV4. Trong đó, chương trình có thời lượng phát sóng dài nhất là các chương trình như : Sân Khấu (60p), Không gian văn hóa nghệ thuật (50p), Văn hóa – sự kiện – nhân vật (50p)…chương trình có thời lượng phát sóng ít nhất là chương trình “S- Việt Nam” với thời lượng 5 phut một chương trình. Chương trình phát nhiều nhất và đều đặn hàng ngày là chương trình “Chào Việt Nam”, với thời lượng 30p/1 chương trình và được phát vào 0h30 phút sáng và phát lại vào 11h trưa.

Chương trình có nội dung văn hóa Kinh tế xã hội Thông tin giải trí: 

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thời lượng các chương trình có nội dung về văn hóa và các chương trình có nội dung khác trên VTV4. Ngoài ra trong tổng số 77 chương trình được phát trên VTV4, còn có các bản tin thời sự tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tin nhanh cũng đưa tin về các hoạt động văn hóa, nhưng các chương trình này thông thường chỉ đưa tin về các sự kiện văn hóa liên quan đến Việt nam đang hoặc mới vừa diễn ra. Cùng với đó, VTV4 đã thực hiện rất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp phục vụ công cộng đồng NVNONN. Với các chương trình trực tiếp này, khán giả nước ngoài cũng có thể theo dõi như khán giả trong nước. Nội dung của hầu hết các chương trình truyền hình trực tiếp đều liên quan đến lĩnh vực văn hóa.

Ví dụ như các chương trình truyền hình trực tiếp như: “Đêm nhạc hội lung linh sắc Việt” (ngày 12/6/2011); “Vũ hội trên biển” (ngày 10/6/2011); Gala “ Ngày trở về” (tháng 1/2012); “Hồ Chí Minh – cuộc hành trình vĩ đại” (ngày 5/6/2011)… VTV4 cũng tập trung phản ánh, giới thiệu những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam được thể hiện qua bộ phim mang đậm nét văn hóa Việt, đã phần nào khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc đối với mỗi khán giả. Từ đó giúp nâng cao ý thức của người dân Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy tiềm năng du lịch và văn hóa quốc gia. Bạn bè quốc tế cũng sẽ hiểu sâu sắc hơn về Việt Nam thông qua phong tục tập quán, lễ hội, thắng cảnh và bản sắc văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam.

2.1.2. Khảo sát tần suất các chương trình có nội dung về bản sắc văn hóa Việt Nam

Cũng giống như con người không thể đánh mất cái tôi, nền văn hóa Việt Nam tạo dựng hình ảnh Việt trong mắt bạn bè và cộng đồng quốc tế, tạo nên dấu ấn riêng. Nền văn hóa đó càng không thể xa rời được bản sắc văn hóa Việt. Vì đó là đặc trưng, hồn cốt dân tộc, là chiều sâu văn hóa mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng thấy tự hào khi giới thiệu, quảng bá với bạn bè thế giới. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, tác giả cuốn sách “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã viết: “Bản sắc văn hóa là những tính chất văn hóa riêng biệt và độc đáo của mỗi cụm, mỗi nhóm, mỗi vùng và mỗi miền văn hóa” [38, tr. 42]. Theo đó, bản sắc văn hóa Việt Nam là tất cả những tính chất văn hóa riêng biệt và độc đáo của mỗi cụm, mỗi nhóm, mỗi vùng và mỗi miền văn hóa trên đất nước Việt Nam.

Chuong 2 Thuc trang quang ba van hoa Viet Nam tren VTV4 vtvv

Đó là: Tiếng việt, Lịch sử Việt Nam, trang phục truyền thống, các phong tục tập quán, âm nhạc, văn thơ, lễ hội…đặc trưng riêng có của Việt Nam. Bản sắc văn hóa của bất kỳ quốc gia dân tộc nào trên thế giới đều được thấm nhuần, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân của dân tộc, quốc gia đó. Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp thành cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa.

Đối với cộng đồng NVNONN, bản sắc văn hóa Việt Nam đã trở thành một phần trong tâm hồn của họ. Dù phải sinh hoạt trong những môi trường khác lạ với nhiều gian nan, khó khăn, thử thách, nhưng kiều bào ta vẫn trụ vững, ổn định và phát triển. Đó là nhờ có sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng và gắn bó với quê hương tổ quốc. Sợi dây đoàn kết ấy tạo nên sức mạnh to lớn ấy chính là những giá trị văn hóa Việt Nam cao đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người Việt xa xứ, được biểu hiện trong niềm tự hào về truyền thống lịch sử, phong tục, tập quá, nếp sống…của Việt Nam. Chính vì thế, cộng đồng NVNONN luôn có nhu cầu được biết và hiểu rõ hơn về nền văn hóa Việt Nam. Từ đó, tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam tại nơi mình sống.
 Nội dung về bản sắc văn hóa
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thời lượng về Bản sắc văn hóa Việt Nam trên VTV4

Theo khảo sát trong 1 năm qua, đã có 12 chương trình đi sâu về bản sắc văn hóa Việt Nam, chiếm 38,2 % tổng số chương trình có nội dung về văn hóa được phát sóng trên VTV4. Nội dung các chương trình tập trung vào nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau của bản sắc văn hóa Việt Nam như: lịch sử, ẩm thực, trang phục, âm nhạc, phong tục tập quán,…của Việt Nam. Số liệu nghiên cứu và thống kê về nội dung các chương trình về bản sắc văn hóa như sau:

Bảng 2.3: Nội dung các chương trình về bản sắc văn hóa

Kết quá nghiên cứu cho thấy đề tài về phong tục, tập quán ở các vùng miền trên cả nước chiếm số lượng phát sóng nhiều nhất, tập trung ở nhiều chương trình như: Làng Việt, Sắc màu văn hóa, Văn hóa việt – Tâm hồn việt, Gìn giữ cho muôn đời sau… với thời lượng phát sóng trung bình mỗi chương trình từ 25-30 phút, và được phát lại liên tục trong các khung giờ khác nhau trong ngày và tuần. Tính trung bình một ngày có khoảng 15 lần phát sóng các chương trình khác nhau về bản sắc văn hóa Việt Nam trên VTV4. Trong khi đó chương trình sân khấu thường được phát sóng vào 2h sáng và phát lại thêm 2 lần trong ngày vào buổi chiều và tối hàng tuần, thời lượng phát sóng chương trình sân khấu thường là 60 phút, tuy nhiên có những chương trình có thể lên tới 100 phút. Nội dung của chương trình là các vở kịch chèo, tuống, cải lương…riêng có của Việt Nam.

Như: Đờn ca tài tử và cải lương: Quê hương và nỗi nhớ (ngày 14/6/2012); Vở chèo “Cánh đồng nhân ái” (ngày 30/5/2012); vở Tuồng: Trương Ngáo (24/4/2012)….Ngoài ra, mảng nội dung về âm nhạc cũng chiếm số lượng khá lớn trong khung chương trình phát sóng của VTV4. Trong chương trình này, kênh VTV4 đã tập trung giới thiệu cho kiều bào cũng như các khán giả ở nước ngoài về các thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam như: các thể loại dân ca, quan họ, các loại hình hát xoan, hát xẩm, hát then, ca Huế…Đắm mình trong những nhạc phẩm gợi nhớ về quê hương đất nước, hình ảnh chùa một cột, cây tre, mái chèo…hình ảnh của làng quê bình dị và thân thuộc trên khắp mọi miền đất nước đã đưa những người con xa xứ tìm về với nguồn cội của mình.

Bất cứ ai cũng có thể cảm nhận thấy thấp thoáng hình bóng quê hương của mình qua từng câu hát, từng điệu nhạc. Sự đa dạng của ẩm thực các vùng miền, độc đáo phong phú về các phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Trong đó không thể không nhắc đến các lễ hội – một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, chứa đựng trong nó bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt. Ở Việt Nam, hàng năm có rất nhiều các lễ hội lớn thường được tổ chức vào các dịp lễ, tết, thường gắn liền với văn hóa làng xã nên còn được gọi là hội làng, là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương: lễ Đền Hùng, lễ hội Yên Tử, hội Chùa Thầy, hội Lim…

Tất cả đã góp phần làm nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng và thông nhất. Đây cũng chính là điểm nhấn trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới với cộng đồng NVNONN nói riêng và ra toàn thế giới nói chung. Hiện tại, VTV4 đang dành thời lượng khá lớn tập trung khai thác mảng đề tài này để đưa lại một bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Có thể kể tới một số chương trình nổi bật như: Du lịch và ẩm thực, Văn hóa – Hội nhập, Văn hóa Việt, Làng Việt…

2.2. Nội dung chương trình về quảng bá văn hóa Việt Nam trên VTV4.

2.2.1. Giới thiệu tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu thông tin của NVNONN.ề phương diện lý luận, vấn đề khai sáng và nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí là một chức năng cơ bản của báo chí. Thực hiện chức năng này, báo chí góp phần “nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy nhưng giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội”. Thông qua báo chí, công chúng được tiếp cận với những thuần phong mỹ tục, lối sống của cộng đồng mình và các cộng đồng dân tộc khác. Do đó, công chúng tìm đến với báo chí không chỉ để có thông tin mà còn “định vị” chính bản thân mình. Nhu cầu hiểu biết về nguồn cội, về bản sắc văn hóa của dân tộc là một nhu cầu thiêng liêng và không gì có thể ngăn cản một con người tìm về gốc gác của mình.

Trong những năm qua, ngoài việc cập nhật thông tin thời sự về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…với khả năng: “Bằng hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanh với cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên những cảm giác chân thực, đầy đủ cho công chúng” [22, tr.28]. Thời gian qua, VTV4 còn làm nhiệm vụ của một trường học và của một nhà hát nhân dân, giúp công chung là NVNONN “thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt và hưởng thụ văn hóa”. VTV4 đã lựa chọn và đưa lên sóng nhiều chương trình giới thiệu về các loại hình văn hóa như: chèo, cải lương, dân ca..mang đặc trung của cả 3 miền; giới thiệu những tinh hoa văn hóa trong phong tục, tập quán của 54 dân tộc anh em. Các chương trình này vừa nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng, vừa giới thiệu tới đồng bào ở nước ngoài cũng như du khách trên thế giới tinh hoa văn hóa Việt.
Như trong mục khảo sát các chương trình về văn hóa trên kênh truyền hình VTV4 đã cho thấy các chương trình thông tin về văn hóa chiếm tỷ lệ và thời lượng lớn trên sóng VTV4. Lấy ví dụ trong tháng 5 năm 2012, trong tổng số 42 chuyên mục xuất hiện trên VTV4 đã có tới 33 chuyên mục về văn hóa (chiếm 78%). Đó là các chuyên mục: Chào Việt Nam, Làng Việt, Văn hóa việt – Thông điệp từ cổ vật, Văn Hóa – Hội Nhập, S- Việt Nam, Không thể lãng quên, Câu chuyện văn hóa, Nghệ thuật – cuộc sống, Núi sông bờ cõi, Những nẻo đường đất Việt…Các đề tài phản ánh cũng tập trung thể hiện sự phong phú đa dạng của nền văn hóa Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Thông điệp từ văn hóa mộ thuyền Đông Sơn (30/5/2012), Tinh hoa nghề thêu ren Văn Lâm (30/5/2012), Làng việt tại Hà Tĩnh (26/5), Lễ lấp lỗ của người Vân Kiều (25/5). Giữ gìn văn hoá truyền thống qua lễ hội (18/5), Giữ hồn ca Huế (13/5)…. Trong số các chương trình về giới thiệu về Văn Hóa trên VTV4, chương trình “Văn Hóa Việt” là chương trình có quy mô lớn, nhằm đưa lại cái nhìn toàn cảnh cho đồng bào Việt xa quê cũng như khan giả nước ngoài những đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc trên mọi miền quê Việt Nam. Với thời lượng từ 30-45 phút, chương trình gồm nhiều chuyên mục khác nhau như: Văn Hóa Việt – thông điệp từ cổ vật, Văn Hóa Việt – Sắc màu văn hóa, Văn hóa Việt – tâm hồn việt, Văn hóa Việt – gìn giữ cho muôn đời sau…được phát sóng ở các 3 khung giờ chính: sáng (5h30’), chiều (17h30’), tối (23h5’).

Chương trình được thiết kế theo thể loại phóng sự liên hoàn mang phong cách nhẹ nhàng, có cái nhìn đa chiều, không gượng ép, tạo sự thấm dần trong mỗi tiểu mục, đưa người xem đi vào chuyến tàu trở về với quê hương (với cộng đồng người Việt ở nước ngoài), đến với một đất nước với bao điều lạ lẫm, cần tìm đến để khám phá (đối với cộng đồng người nước ngoài). Với mục tiêu quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nói chung và cộng đồng NVNONN nói riêng, chuyên mục “ Sắc màu văn hóa” trên VTV4 đã khai thác những nét đẹp văn hóa Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau như: di sản văn hóa, lễ hội, sân khấu, phong tục…của 54 dân tộc anh em.

Mỗi tuần chương trình sẽ phát 1 số với thời lượng 30 phút. Mỗi chương trình sẽ bàn sâu về một chủ đề trong văn hoá Việt Nam, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, các vấn đề, sự kiện văn hoá quan trọng của Việt Nam, giới thiệu về nghệ sĩ hoặc chủ đề về giao lưu văn hoá Việt Nam và nước ngoài. Với một trình tự giới thiệu tổng quan về sự kiện, vấn đề hoặc nhân vật của chương trình, đưa những phóng sự minh họa, những câu phỏng vấn về quan điểm, nhận xét của các nhà nghiên cứu văn hoá, nhân vật… chương trình đã tạo dựng một bức tranh tổng thể về văn hóa Việt Nam trong sự kết tinh tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên dải đất dình chữ S này.

Giới thiệu về phong tục tập quán của đất nước, chương trình “sắc màu văn hóa” đã cho thấy đời sống tinh thần rất phong phú của người Việt. Hình ảnh tinh thần của đất nước không phải do thiên nhiên tạo nên mà hoàn toàn do con người xây dựng từ bao đời, được duy trì cho đến ngày hôm na và tiếp tục lưu giữ và phát triển ở các đời sau. Nó là điểm mấu chốt để gắn kết con người trong một cộng đồng, tạo nên sắc thái riêng cho đất nước. Các phong tục tập quán của các dân tộc được tái hiện một cách sinh động trong từng phóng sự. Qua đó, những người con xa xứ có thể hiểu về Phong tục đón tết của người Kinh kỳ, Tục hát cửa đình ở Hà Nội xưa hay Phong tục cưới hỏi của xứ Huế. Ngoài ra, còn phải kể đến những lễ hội truyền thống dân gian. Ngoài ra, có một chương trình khá đặc sắc về văn hóa Việt Nam mà
VTV4 khai thác từ kênh truyền hình VTV1 không thể không nhắc đến, đó là chương trình “ Làng Việt”. Đây là chương trình thực hiện từ năm 2006 điểm nhấn của chương trình Làng Việt chính là các phóng sự tài liệu mô tả lại diện mạo của các làng quê Việt Nam với truyền thống văn hoá đặc sắc ẩn chứa trong các thần tích, thần phả hay các câu chuyện nổi tiếng được truyền tụng trong dân gian…Với thời lượng 45 phút, Làng Việt đã phản ánh một cách rõ nét truyền thống lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của các làng quê trên khắp mọi miền đất nước. Mỗi số của chương trình là cuộc hành trình về với các làng quê để cùng sống trong không khí lễ hội với người dân địa phương.

Đó là chuyến đi tới vùng đất Phong Châu xưa thưởng thức những làn điệu hát xoan Phú Thọ, nghe chia sẻ của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân dân gian để thấy sự gắn bó của người dân với làn điệu dân ca này; hay dừng chân tại làng Hưng Lương (Bình Định) ghé thăm bà con nhân dân tổ chức lễ hội cầu ngư lớn nhất trong năm; trở về với làng Quỳnh Đôi nơi nổi tiếng đồng chua nước mặn nhưng nuôi dưỡng biết bao tài năng danh nhân hào kiệt…Khán giả Mạnh Quyết (Nam Định) chia sẻ: “Mỗi làng quê đều có truyền thống văn hóa độc đáo. Chương trình Làng Việt đã giúp tôi có những trải nghiệm thú vị với văn hóa đặc sắc, mang dấu ấn của các làng quê như: Lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh), rối nước Chàng Sơn…”.

“Khi xem Làng Việt tôi như được sống trong không gian của ngày lễ hội của bà con nhân dân trên khắp mọi miền với đầy đủ những nghi thức tâm linh cùng với rất nhiều trò chơi dân gian thú vị. Chương trình còn có những câu chuyện nổi tiếng ở làng quê về ông tổ làng nghề, thần hoàng làng, danh nhân… những câu chuyện có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân quê” – Khán giả Thúy Hồng (Lạng Sơn) cho biết. Bác Thanh Nhàn (Hải Dương) chia sẻ rằng: “Truyền thống làng quê Việt Nam vốn tập trung rất nhiều công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, với những phong tục tập quán lâu đời, những lễ hội gắn với tín ngưỡng dân tộc và các trò chơi sinh động. Mỗi điểm dừng chân của chương trình giúp người xem hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc và phong phú trong đời sống của người dân trên mọi miền đất nước”.

“Nguồn: vtv”

Xem thêm: Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực Việt Nam – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR)

Xem thêm: Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực Việt Nam – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR)

Source: https://ladyfirst.vn
Category: ẨM THỰC

Related posts

Biểu tượng ẩm thực Việt Nam mang màu sắc riêng biệt

ladybaby

Kênh YouTube ẩm thực “Hà Nội Phố” thiếu hiểu biết về kiến thức ẩm thực?

ladybaby

20 món ngon Việt Nam

ladybaby