Nhiều chị em rất thích đắp mặt nạ dưỡng da, thậm chí sử dụng hàng ngày. Nhiều người thắc mắc có nên đắp mặt nạ mỗi ngày không, trên thực tế tùy thuộc vào loại da, nhu cầu sử dụng và loại mặt nạ bạn đang dùng. Mỗi loại mặt nạ đều có tính chất và công dụng riêng, ứng với tần suất dùng để đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là thông tin về một số loại mặt nạ phổ biến và gợi ý từ chuyên gia da liễu về số lần sử dụng mỗi tuần.
1. Lợi ích của các loại mặt nạ với da
1.1. Mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy (Sheet Mask) là loại mặt nạ dùng 1 lần rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúng thường được làm từ những tấm giấy, vải cotton mỏng hoặc sợi xenlulo tẩm serum hoặc tinh chất Ampoule. Khi đắp mặt nạ dưỡng da hoặc dưỡng ẩm, mặt nạ giấy sẽ giữ cho những tinh chất này thấm vào da mặt bạn.
Bạn đang đọc: Bạn có nên đắp mặt nạ dưỡng da mỗi ngày?
Có nhiều công thức để chế ra nhiều loại mặt nạ giấy khác nhau phù hợp với nhiều loại da. Từ mặt nạ chứa AHA (Axit alpha hydroxy) và BHA (Axit beta hydroxy) để tẩy tế bào chết cho đến mặt nạ chứa Ceramide (thành phần dưỡng ẩm quan trọng) có thể cấp nước cho da khô.
Vì vậy, toàn bộ những loại da đều hoàn toàn có thể dùng mặt nạ giấy. Điều quan trọng là phải lựa chọn thương hiệu và tác dụng tương thích với loại da của bạn .
Mặt nạ giấy có thể dùng hàng ngày thay cho bước serum trong quy trình chăm sóc da của bạn, hoặc dùng như liệu pháp chăm sóc đặc biệt trước mỗi sự kiện hoặc dịp quan trọng.
XEM THÊM: Tần suất sử dụng mặt nạ trong quy trình chăm sóc da
1.2. Mặt nạ đất sét và bùn
Rất dễ để nhận ra mặt nạ đất sét và mặt nạ bùn vì độ đặc sệt và màu sắc đặc trưng (xanh lá cây, nâu hoặc xám). Hai loại mặt nạ này được ưa chuộng bởi tác dụng thanh lọc (detox) cho da, hút dầu và bụi bẩn từ lỗ chân lông. Vì hiệu quả làm sạch sâu mà mặt nạ đất sét và mặt nạ bùn phù hợp nhất với những người bị mụn trứng cá, da dầu, da hỗn hợp hoặc xỉn màu. Tuy nhiên, cũng vì hiệu quả hút dầu cao nên các chuyên gia da liễu khuyến cáo chỉ nên để mặt nạ này trên da tối đa 15 phút và đắp mặt nạ dưỡng da loại này tối đa 3 lần/tuần.
1.3. Mặt nạ than hoạt tính
Trong lĩnh vực y tế, than hoạt tính đã được sử dụng trong nhiều năm để thanh lọc các chất độc hại hoặc chất gây nghiện ra khỏi cơ thể. Trong chăm sóc da và làm đẹp, mặt nạ than hoạt tính được cho là có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và giúp điều trị mụn. Bởi vì khả năng hút dầu và bụi bẩn, mặt nạ than rất tốt cho các loại da bị mụn trứng cá, da dầu và da hỗn hợp. Tương tự như mặt nạ đất sét và mặt nạ bùn, bạn chỉ nên để mặt nạ than tre trên da 15 phút và dùng 1-2 lần/tuần.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, chỉ nên đắp mặt nạ dưỡng da tinh chất than tre 1 lần mỗi tuần hoặc vài tuần một lần. Ngoài ra, nên lựa chọn mặt nạ than mà không làm khô và gây căng da của bạn.
1.4. Mặt nạ dạng kem hoặc gel
Mặt nạ dạng kem có những dưỡng chất cấp ẩm cho những tế bào khô. Mặt nạ dạng gel cũng tương tự, có tác dụng cấp nước và làm mát dịu da một cách nhẹ nhàng. Nói chung, mặt nạ dạng kem và gel tốt cho mọi loại da, đặc biệt là da khô, da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời và da nhạy cảm.
Hầu hết các loại mặt nạ dạng kem và gel có thể được sử dụng 3 lần mỗi tuần và một số công thức thậm chí có thể sử dụng hàng đêm như mặt nạ ngủ (Overnight mask).
XEM THÊM: Sau khi tẩy da chết xong có nên đắp mặt nạ?
1.5. Mặt nạ lột và tẩy da chết
Mặt nạ lột (Peel-off) thường được bôi dưới dạng gel khô lên da với liều lượng nhất định, sau đó đợi một khoảng thời gian sẽ lột ra kéo theo bụi bẩn, dầu và các tạp chất khác khỏi các lỗ chân lông. Những loại mặt nạ này phù hợp cho làn da thô ráp, da xỉn màu. Một số loại mặt nạ tẩy tế bào chết với thành phần chứa AHA, BHA có thể gây kích ứng da nhạy cảm.
Vì mặt nạ lột, mặt nạ tẩy tế bào chết có tính năng mạnh hơn những loại mặt nạ khác nên những chuyên viên da liễu khuyến nghị chỉ nên sử dụng chúng một cách tiết chế – tối đa 1 lần / tuần .
1.6. Mặt nạ tự nhiên/ Mặt nạ tự làm
Mặt nạ tự nhiên (còn được gọi là mặt nạ tự làm) có thể được thực hiện tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong bếp như mật ong, yến mạch, dưa chuột, sữa chua… Mặc dù có vẻ như mặt nạ tự làm an toàn hơn, nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ những thành phần nào phù hợp để áp dụng lên da. Hãy cẩn thận tránh các thành phần có tính axit như nước chanh và giấm táo vì chúng có thể khiến tình trạng da bạn trầm trọng hơn.
Những người có da nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với những thành phần có trong mặt nạ thông thường (ví dụ như hương thơm nhân tạo) thì có thể dùng mặt nạ tự nhiên thay thế. Điều này có nghĩa mặt nạ tự chế có thể được dùng cho bất kỳ loại da nào. Bạn có thể đắp mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên không quá 15 phút và dùng một vài lần mỗi tuần.
2. Những lưu ý về tần suất đắp mặt nạ dưỡng da
Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tần suất đắp mặt nạ dưỡng da tùy theo nhu cầu mỗi thời điểm của mình. Dưới đây là một số lưu ý về số lần đắp mặt nạ:
- Nếu sau một thời gian đắp mặt nạ dưỡng da mà vẫn chưa thấy công dụng, bạn có thể thử tăng số lần đắp thêm 1 lần mỗi tuần.
- Đối với những công thức dưỡng ẩm, dịu nhẹ như mặt nạ dạng kem và gel, bạn có thể thử dùng hàng ngày.
- Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc làm sạch sâu và thấy da có dấu hiệu sần sùi hoặc kích ứng nhẹ, tốt nhất bạn nên giảm tần suất sử dụng xuống còn 1 lần mỗi tuần hoặc vài tuần một lần.
Ngoài ra, bạn cũng nên ngừng dùng mặt nạ nếu chúng gây kích ứng nghiêm trọng, bùng phát mụn hoặc bất kỳ loại phản ứng dị ứng nào khác. Nếu có thể, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để xem hướng điều trị tốt nhất. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm bớt tình trạng trên. Trong một số trường hợp nhẹ, viêm nhiễm và các phản ứng dị ứng có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Ngày nay, với sự đa dạng của các sản phẩm chăm sóc da, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy mặt nạ phù hợp cho mình. Vì có rất nhiều công thức và cách sử dụng khác nhau, nên không có câu trả lời cho việc bạn nên đắp mặt nạ thường xuyên hay bao lâu. Hãy luôn tham khảo nhãn hoặc bao bì sản phẩm để sử dụng đúng cách nhất và nếu bạn lo lắng, hãy hỏi bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
“Nguồn:healthline”
Source: https://ladyfirst.vn
Category: CHĂM SÓC DA