Văn hóa ẩm thực ITALIA
Bạn đang đọc: Văn hóa ẩm thực ITALIA
Lời Mở Đầu
Ẩm thực làm nên những cung bậc biểu cảm sâu sắc trong nền văn hóa của một dân tộc, là thành quả của lịch sử đời sống và cư dân, mang sắc thái đa dạng từ vùng này đến vùng khác, từ thành phố này đến thành phố khác.
Đất nước Ý không chỉ nổi tiếng thế giới với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, những thành phố xinh đẹp và vô cùng lãng mạn, kinh đô thời trang Milan hào nhoáng bậc nhất… mà nơi đây còn khiến khách du lịch lưu luyến bởi hương vị ẩm thực đặc trưng hấp dẫn. Ẩm thực Ý đa dạng, phong phú và giàu bản sắc như một nền nghệ thuật đi vào cuộc sống thường nhật của con người Ý. Mỗi nguyên tố trong ẩm thực Ý Người ta nói rằng các đầu bếp bậc thầy của Ý là những thầy phù thủy trong việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau, từ thực phẩm tươi sống, bột, ngũ cốc đến các loại thảo dược, gia vị… Từ đó, họ tạo ra những món ăn vừa đậm đà thống nhất vừa giữ được nguyên vị của các thành phần nguyên liệu. Đây chính là đỉnh cao trong nghệ thuật nấu nướng mà ẩm thực Ý đạt được.
Nhóm 1 :
Ý là một bán đảo dài hình chiếc ủng, được bao quanh ở phía tây bởi Biển Tyrrhenian và phía đông bởi biển Adriatic. Nước này giáp biên giới với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia ở phía bắc. Dãy Alps hình thành nên xương sống của bán đảo này; và cũng là biên giới phía bắc. Vùng phía bắc nhiều hồ với hồ lớn nhất là Garda (143 dặm vuông; 370 km vuông); Po, con sông chính, chảy từ dãy Alps ở biên giới phía tây Ý đi xuyên qua đồng bằng Lombardy vào Biển Adriatic. Nước này cũng sở hữu nhiều hòn đảo; đảo lớn nhất là Sicilia (9.926 dặm vuông; 25.708 km vuông) và Sardinia (9.301 dặm vuông; 24.090 km vuông).
Khí hậu
Hầu hết các vùng của Italia có khí hậu Địa Trung Hải, kiểu khí hậu thường gặp ở vùng Nam Âu. Tuy nhiên, sự đa dạng về mặt địa hình đã khiến cho một số nơi có khí hậu khác biệt. Khí hậu ở vùng núi Alpes có thể rất lạnh trong những mùa đông khắc nghiệt nhiều tuyết, thế nhưng chính dãy Alpes đã che chắn cho Italia khỏi phải chịu một mùa đông lạnh giá. Vùng thung lũng sông Po và vùng đồng bằng Italia tuy có mùa đông khắc nghiệt nhưng không kéo dài, mùa hè thì rất ấm áp. Ở bán đảo, mùa đông khí hậu ôn hoà, mùa hè ấm hơn. Vùng đồng bằng ven biển
ấm áp và dễ chịu cả trong mùa đông, còn những vùng cao, mùa đông thường có tuyết rơi. Nhiệt độ mùa hè thường đồng nhất từ Bắc xuống Nam.
Các vùng nội địa phía bắc Ý (Torino, Milano và Bologna) có khí hậu lục địa. Do nằm gần châu Phi, chỉ cách một eo biển nhỏ, nên khí hậu miền Nam Italia chịu ảnh hưởng từ những cơn scirocco, tức những cơn gió nóng từ Bắc Phi tràn sang. Những cơn gió nóng chứa đầy bụi của xa mạc Sahara thổi vào Sicilia và các tỉnh miền Nam trong mùa hè. Giữa phía bắc và phía nam có sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông. Mùa hè thường có nhiệt độ ổn định hơn.Thời tiết mùa thu và mùa xuân có thể thay đổi rất nhanh, với những tuần ấm áp nhiều nắng bỗng chốc thay đổi sau những trận gió lạnh và tiếp đó là những tuần mưa, nhiều mây
Xã hội
Dân tộc: Khu vực phía Bắc cư dân có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Slovene-Italia, phía Nam là Albani-Italia, Hy Lạp-Italia .
Tôn giáo:
* Đạo Thiên chúa giáo La Mã: khoảng 90%.
* Khác: 10%
Ngôn ngữ: tiếng Italia (chính thống). Ngoài ra còn sử dụng tiếng Đức, Pháp, Slovene. Theo chế độ Cộng hòa đại nghị, tách rời Thiên chúa giáo.
Cơ cấu hành chính
Cơ cấu hành chính của Italia gồm 15 vùng và 5 khu tự trị. Thủ đô của Italia là Roma (Rome) Lịch sử Italia là một quốc gia có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử La Mã cổ đại. Sau thời kỳ hưng thịnh của La Mã cổ đại, từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên đất nước đi vào thời kỳ suy thoái. Nhưng từ thế kỷ 14, Italia bước vào thời kỳ phục hưng và trở thành trung tâm thương mại, văn hoá ở Châu Âu trong thế kỷ 15-16. Năm 1870 Italia được thống nhất và từ đó bước vào thời kỳ phát triển hiện đại.Năm 1922 Mussolini lên cầm quyền, thi hành chính sách độc tài phát xít. Năm 1943 chế độ phát xít bị lật đổ. Tháng 4/1945 Italia được giải phóng hoàn toàn khỏi sự chiếm đóng của phát
xít Đức. Ngày 2/6/1946 nước Cộng hòa Italia được thành lập.
Văn học Italia có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ và tính độc đáo. Truyền thống La tinh được các học giả lưu giữ, ngay cả sau khi đế chế La Mã phương Tây suy vong. Ẩm thực: Món ăn nổi tiếng nhất của Italia là mỳ Ý với hơn 400 loại khác nhau. Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mỳ Ý khác với món mỳ ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai, thịt hay cá đều có công thức kết hợp với mỳ. Món Pizza cũng là một món ăn rất nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực của Italia. Hầu hết các món ăn tuyệt vời của Italia đều có đặc điểm chung nhất là có thể chuẩn bị rất nhanh chóng và kinh tế. Hầu như tất cả các món ăn Italia đều chú trọng đến rau, hyđrat-cacbon và hàm lượng mỡ động vật trong thức ăn thấp. Đặc biệt, bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời khi đi kèm với một chai vang đỏ của Italia.
Lễ hội:
Italia là đất nước có vẻ đẹp rạng rỡ. Người Italia ăn mừng Giáng sinh và năm mới bằng cách trang hoàng tráng lệ. Hàng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở gần như tất cả các thị trấn ở Italia. Lễ kỷ niệm, lễ hội, và những bữa tiệc bên đường phố là một phần trong cuộc sống của người Italia. Có rất nhiều trò chơi và các hoạt động khác nhau trong ngày hội như ẩm thực, nếm rượu, nhạc Jazz, bóng đá, tất cả đều là những phần không thể thiếu trong những lễ hội.
Ngày nghỉ, lễ tết
*Giáng sinh, năm mới và ngày lễ phục sinh
* 6/1: Ngày chúa Giê su hiển linh
* 25/4: Ngày giải phóng
* 1/5 – Quốc tế lao động
* 1/11 – Ngày của thánh
* 8/12 – Ngày của sự tinh khiết (Đức bà Mari)
* 26/12 – Ngày tặng quà
Những điều kiện về tự nhiên – xã hội trên đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa ẩm thực nơi đây. Ảnh hưởng địa lý đến ẩm thực Ý Khi nói đến văn hóa ẩm thực nước Italia người ta thường nói đến Spaghetty,
bánh Pizza như là biểu tượng của ẩm thực nước Italia. Nhưng thực tế văn hóa ẩm thực Italia rất phong phú và có lịch sử lâu đời. Nước Italia được chia làm 20 vùng
với lịch sử, văn hóa và thậm chí là ngôn ngữ khác nhau, cùng với đó là sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực truyền thống. Sự phổ biến của ẩm thực Italia bắt đầu khi đế chế La Mã sụp đổ, chính quyền các thành phố cổ vũ cho sự khác biệt và truyền thống, mỗi vùng bắt đầu phát triển và hình thành những kỹ thuật nấu ăn đa dạng, như món thịt viên rất quen thuộc ở Ý nhưng ở mỗi vùng miền lại có hương vị khác nhau, sự khác biệt là do thành phần fomat và rượu vang của từng vùng lại có hương vị, đặc điểm riêng. Ở miền Bắc ưa chuộng thịt bò trong khi nấm đen (Truffles) rất phổ biến ở Marches. Pho mát Provolone và Mozzarella được dùng thông dụng ở miền Nam. Sự đa dạng của bánh mỳ và mỳ cùng kỹ thuật chế biến cũng khác nhau ở từng vùng. Miền Nam thích mỳ luộc vẫn còn cứng, trong khi miền Bắc thích mỳ trứng mềm hơn.
Milan nổi tiếng với Risotto ( một món ăn tương tự như món cơm của Việt Nam nhưng được nấu với nước dùng từ thịt được kết hợp với các loại rau quả khác nhau cùng với fo mát và nguyên liệu tạo mầu. trạng thái của cơm khi nấu chín cũng cứng hơn cơm của Việt Nam. Sự kết hợp các loại nguyên liệu và mùi vị của các loại nguyên liệu cũng tạo nên sự đặc trưng của Rissotto ở các vùng khác nhau ) trong khi Bologna gắn liền với Tortellini ( một loại mỳ có hình giống với con sò ) và Naples nổi tiếng với Pizza. Qua nhiều năm ẩm thực Italia bị pha trộn từng phần với ẩm thực Hy Lạp, các nguyên liệu, lúa mỳ, hương vị và gia vị được sưu tầm và nhập khẩu từ khắp nới trên thế giới do những người du lịch và buôn bán.
Các khu vực ven biển phát triển các món cá và hải sản, như đảo Sardinia là điển hình về sự kết hợp các nguyên liệu từ biển như tôm hùm, cá kiếm, cá bơn cùng các món ăn vùng Địa Trung Hải khác tạo nên đặc trưng của vùng. Ở Sicily ẩm thực chịu ảnh hưởng rất lớn từ khu vực bắc Phi với đặc điểm của ẩm thực của người Arập đặc biệt là trong cách dùng gia vị và dùng đường để tạo độ ngọt như là kem và bánh được gọi là Cassata. Điều cơ bản nhất trong phong cách nấu ăn của người Italia là sự pha trộn giữa lợi ích về sức khỏe với chế độ ăn của người vùng Địa Trung Hải do sự phong phú về nguồn nguyên liệu theo mùa và gia vị của từng vùng.
Phong cách ẩm thực dựa trên sự tươi ngon của nguyên liệu, được nấu ở trong nồi và kết hợp với các loại rau, quả, hạt, hải sản, cá, thịt và dầu ô liu. Nguồn dinh dưỡng từ tinh bột được cung cấp từ các loại mỳ, gạo, Pizza, Polenta một món ăn được chế biến từ bột ngô.
Ảnh hưởng của khí hậu đến ẩm thực Ý
Muốn nhận biết phong cách ẩm thực của Ý có thể qua 2 món ăn phổ biến nhất đó là: pizza và spaghettti.
Không chỉ mỗi khu vực có phong cách ẩm thực riêng mà mỗi cộng đồng, từng thung lũng cũng có những cách nấu ăn riêng. Mỗi thị trấn đều có một cách làm
xúc xích đặc biệt, cách làm pho mát cũng khác, cả cách thưởng thức rượu vang và nhất là cách làm bánh mỳ. Thậm chí, nếu bạn du lịch tại Ý, đến bất cứ một thị trấn nào, bạn hỏi người dân cách làm nước sốt cho mỳ ống, họ sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau. Có lẽ, không một quốc gia nào trên thế giới có một phong cách ẩm thực được chia theo khu vực rõ ràng như ở Ý.
Ý là một đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú, ẩm thực Ý cũng là một góc trong nền văn hóa đó. Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực tại Ý phần lớn bắt nguồn từ đời sống của người dân Ý và sự khác biệt về địa lý. Ý là một bán đảo gần như tách biệt với phía Nam châu Âu bởi dãy núi cao nhất châu lục này. Không những thế, một dãy núi chạy dài từ bắc xuống nam qua nước Ý khiến diện tích bị thu hẹp. Chính những điều kiện tự nhiên này đã tạo ra sự đa dạng trong ẩm thực Ý.
Nào là các thung lũng phì nhiêu, núi rừng che phủ, những quả đồi, những dốc đá, bờ biển Địa Trung Hải rồi đến những vùng đồng bằng khô cạn… Tất cả những vùng khí hậu khác nhau như vậy đã tạo nên một nền ẩm thực Ý đa dạng và độc đáo. Những món ăn hoa mỹ của Bologna có thành phần chủ yếu là bơ, pho mát parmigiano và thịt.
Gia vị nấu ăn của Napoli lại chủ yếu dựa vào dầu oliu, pho mát mozzarella và hải sản. Các món ăn của Rome thì phong phú vô cùng, chủ yếu là từ các vùng xung quanh. Riêng vùng Sicilia thì lại bị ảnh hưởng hoàn toàn của Bắc Phi.
Ảnh hưởng của xã hội đến ẩm thực Ý
Ẩm thực Ý cũng bị lịch sử cho phối. Ảnh hưởng nhiều nhất là những người gốc Etruscan (là một trong những dân tộc bí ẩn nhất ở châu Âu, người Etruscan đã lập nên nền văn minh phức tạp nhất tại Italia) và người Hy Lạp cho
đến ngày nay. Sự khác biệt trong nền ẩm thực Ý vẫn hiện diện trong từng món ăn ở khắp mọi miền nước Ý mặc dù hiện nay quảng cáo đã góp phần làm cân bằng các giá trị ẩm thực. Những món ăn truyền thống cốt lõi vẫn nằm ở văn hóa của từng vùng. Nhiều người Ý vẫn phản ứng với văn hóa ẩm thực mang bản sắc của quê hương họ trong khi đó hiện nay, họ đang phải đối mặt với xu hướng “dẹt” về văn hóa truyền thống.
Người ta nói rằng các đầu bếp bậc thầy của Ý là những thầy phù thủy trong việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau, từ thực phẩm tươi sống, bột, ngũ cốc đến các loại thảo dược, gia vị.. . Từ đó, họ tạo ra những món ăn vừa đậm đà thống nhất vừa giữ được nguyên vị của các thành phần nguyên liệu. Như vậy,với những đặc điểm địa lý và xã hội trên, có thể thấy ẩm thực Italia là sự kết hợp, hòa quyện giữa những nét văn hóa truyền thống và giao thoa với ẩm thực của những nước khác trong khu vực, đặc biệt là Pháp. Hơn nữa, những đặc điểm về địa lý, khí hậu, xã hội còn tạo ra sự đa dạng, khác biệt, phong phú trong ẩm thực giũa các miền của nước Ý.
II. Đặc điểm văn hóa ẩm thực Italy.
1 Vài nét về lịch sử văn hóa ẩm thực Italia.
Không chỉ riêng gì Italia mà các nước phương tây khác cũng chịu ảnh hưởng và kế thừa những thành tựu từ nền văn minh La Mã cổ đại, trong đó có ẩm thực. Trong buổi đầu sơ khai, thực phẩm được người Ý sử dụng chủ yếu là kê hoặc cháo yến mạch, phô mai làm từ sữa cừu và những gì nhặt nhạnh được ở trong rừng. Theo thời gian, đời sống của người dân cũng phát triển hơn. Từ một nền nông nghiệp thủ công thô sơ, người Ý đã tạo được một bước đột phá khi cho ra đời các phương pháp chuẩn bị, bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Lúc này, muối là mặt hàng rất có giá trị khi được dùng làm chất xúc tác bảo quản thực phẩm và gia vị sử dụng chủ yếu cho mọi món ăn. Giai đoạn nước Ý bị các nước ngoại quốc xâm lược, đánh dấu một bước chuyển mình mới khi một loạt món ăn và nhiều nguyên liệu mới từ ngoại quốc du nhập vào, góp phần làm cho ẩm thực Ý đa dạng phong phú hơn rất nhiều. Trong đó phải kể đến là mía đường, gia vị, nho khô và mức trái cây do người Ả Rập ở miền nam mang đến. Đây được xem những nguyên liệu “thủy tổ” của món pizza. Trong khi đó, nguồn gốc của Spaghetti lại xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, cà chua, dầu ô liu và tỏi là những nguyên liệu được sử dụng chủ yếu cho các món ăn của Ý. Hầu hết trong các món ăn chúng đều có mặt, đặc biệt món mì Ý không thể thiếu cà chua để làm nước sốt.
2. Quan niệm và ý nghĩa văn hóa ẩm thực.
Ẩm thực Ý đã phát triển qua nhiều thế kỷ cùng với những thay đổi của chínhtrị – xã hội và bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nền văn hóa khác nhau như Etruscan,Hy Lạp cổ, La Mã cổ đại, Byzantine, Do Thái. Sự đơn giản là nét đặc trưng của ẩm thực Ý. Một món ăn Ý thường chỉ có không quá mười loại nguyên liệu và người nấu ăn chủ yếu dựa vào chất lượng của các thành phần mà không cần chuẩn bị cầu kỳ. Ngoài ra ẩm thực xứ Địa Trung Hải này còn được nói là một nèn ẩm thực vừa phổ biến, đa dạng và đầy bí ẩn như ngay chính đất nước này. Văn hóa của đất nước này mang tính gia đình và đặc trưng theo từng nhà và được gây dựng từ những đầu bếp tại gia thì chuẩn hơn.
Trong văn hóa ẩm thực Ý, những đầu bếp chuyên nghiệp được đào tạo bài bản theo chuẩn mực quốc tế nhưng chưa chắc đã là những đầu bếp tài ba nhất, mà phải là những bà nội trợ( và cả ông nội trợ nữa) trong gia đình, những người đặt tình yêu và tâm huyết của họ, cùng với kinh nghiệm nấu ưn từ đời này sang đời khác, vào từng món ăn để rồi sáng tạo ra những hương vị mê hoặc người ăn. Tầm quan trọng của các đầu bếp tại gia trong ẩm thực Ý có khi còn lớn hơn những đầu bếp chuyên nghiệp, nhưng sự thậtlà phải đến tận thế kỉ XVIII, vai trò của các đầu bếp nội trợ mới được công nhận và tôn vinh nhiều hơn từ giới phê bình ẩm thực
3. Đặc trưng khẩu vị và một số thói quen ăn uống.
Đặc trưng khẩu vị
Đặc trưng khẩu vị của người Ý được thể hiện rõ nhất qua bữa ăn truyền thống ở Ý. Đầu tiên sẽ là món khai vị. Ở Ý, người ta gọi món khai vị là Antipasto. Đây là phần không thể thiếu được của một bữa ăn hoàn hảo. Nó sẽ đóng vai trò kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn cho bạn. Món được dọn ra đầu tiên ngay sau món khai vị sẽ là Mì Pasta. Người Ý thường bắt đầu bữa ăn của mình với mì sợi, cháo ngô hay bánh mì nướng –Bruschetta, xát trên mặt với tỏi, dầu oliu, muối, tiêu. Có những biến thể về món này là thêm rau, tiêu đỏ, thịt, đậu, cà chua tươi, phô mai… Đây là hình ảnh của các món đầu tiên Bruschetta Polenta Pasta
Tiếp theo của bữa ăn phải có thịt và cá. “Secondo” là tên gọi món ăn từ cá, thịt hoặc gà. Đi kèm với nó là loại rau củ rất đơn giản Contorno. Kết thúc bữa ăn theo phong cách người Ý sẽ là món tráng miệng, được đặt tên là Dolce, có nghĩa là ‘ngọt ngào”. Người Ý thường tráng miệng bằng trái cây hoặc bánh mứt nếu là dịp đặc biệt.
Văn hóa ăn của người Ý
Sáng: Rất nhiều người Italia không ăn bất cứ thứ gì vào bữa sáng: trước khi ra khỏi nhà họ chỉ uống một tách cà phê, hoặc uống 1 cốc cappuccino với bánh xừng bò ở bar.
Tuy nhiên, người Ý hay tới bar nhiều lần vào buổi sáng. Uống một tách cà phê có lẽ là nghi thức mà người Ý sẽ thực hiện rất nhiều lần trong ngày hoặc ở nhà hoặc tại bar. Bữa sáng sẽ không phải là bữa sáng nếu không có caffé. Ở Italia, gọi một tách caffé hoặc espresso không khác nhau là bao, nhưng khác ở chỗ có rất nhiều loại caffé: caffé đặc ristretto, caffé lungo, caffé corto, caffé sữa macchiato, caffé có thêm rượu corretto và caffé không caffein decaffeinato. Khi trời lạnh, rất nhiều vùng ở Ý, người ta sẽ chọn caffé lạnh.
Ở miền Nam, vào mùa hè người Ý thưởng thức caffé đá, một tách caffé bỏ thêm một chút đá được làm đặc biệt cho loại caffé này. Hầu hết người ta sẽ ăn sáng bằng đồ ngọt như bánh quy hoặc bánh mì có kèm mứt. Bữa trưa vẫn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày: Tùy theo thói quen, và nhu cầu của từng người, bữa trưa của người Ý rất đa dạng: có những người sẽ trở về nhà để ăn trưa, những người khác lại tới nhà hàng, hoặc có những người tới bar để ăn nhẹ. Tuy nhiên thông thường, bữa trưa truyền thống của người Ý bao gồm: món khai vị, món chính chủ yếu là mì, món phụ là thịt, các món ăn kèm chủ yếu là rau và món tráng miệng thường bằng một tách caffé hoặc một chút vang đôi khi có ăn hoa quả hay đồ ngọt trước đó. Nhưng thói quen ăn uống chủ yếu trong những năm gần đây đã thay đổi, người ta chỉ còn ăn món chính và món phụ thôi.
Thường, các gia đình Italia sẽ tụ họp bên bàn ăn vào bữa trưa chủ nhật, đây sẽ là bữa ăn được chuẩn bị công phu nhất với những món đặc trưng của vùng hoặc nơi họ sống. Bữa ăn nhẹ, vào giữa chiều, là bữa ăn cố định cho trẻ em. Những bữa ăn như thế này sẽ có bánh, sữa chua hoặc sữa cùng với bánh quy. Cả người lớn cũng thích uống một tách trà hay ăn một thứ gì đó và cái thói quen ăn uốn ngoài bữa ăn chính này đang ngày càng phổ biến. Nhiều người ăn nhẹ vào giữa sáng hoặc giữa chiều để lót dạ trước các bữa ăn chính. Trước bữa tối, vào cuối ngày làm việc, người Ý sẽ ăn món khai vị.
Bữa ăn này là dịp để mọi người ngồi lại với nhau và tám chuyện trong khi uống hoặc ăn thứ gì đó. Bữa khai vị thường bắt đầu vào lúc 6 giờ tối. Phần lớn các bar ở Italia phục vụ khách hàng của họ một bữa khai vị rất giàu dinh dưỡng và đôi khi thay thế cả bữa tối.
Xem thêm: Văn hóa ẩm thực đường phố Việt
Bữa tối: là bữa ăn đáp ứng thói quen cá nhân, rõ ràng những ai ăn trưa ít sẽ có một bữa tối ngon miệng. Người Ý ăn tối vào lúc 8 giờ, 8 giờ rưỡi, ở miền Nam thì muộn hơn vào lúc 9 giờ hoặc 9 giờ rưỡi. Bữa tối truyền thống của người Ý nhẹ nhàng hơn bữa trưa, thường ăn với súp, rau, trứng hoặc fomat với rau nhưng không bao giờ quên một cốc rượu vang thơm ngon.
Có thể nói, người Italia là những con người truyền thống về mặt ăn uống, họ không muốn từ bỏ món mì truyền thống hay những món đặc trưng địa phương khác. Tuy nhiên, nhip điệu cuộc sống hối hả không ngừng ngày nay buộc người dân của đất nước xinh đẹp phải thay đổi thói quen ăn uống của họ có khi là tốt nhưng cũng có lúc là xấu.
Văn hóa uống rượu trên bàn ăn của nguời Ý
Nước Ý đã tạo được nét riêng với hai loại thức uống nổi tiếng là rượu và cà phê. Nước ý có rất nhiều thương hiệu rượu vang nổi tiếng thế giới như vang đỏ Chianti, Brunello, VinoNobile di Motepulciano….Người Ý thường uống rượu trong các bữa ăn nhất là ăn tối và có thói quen dùng vang đỏ nếu ăn các món chế biến từ thịt và dùng vang trắng nếu ăn các món cá. Tuy nhiên, nếu đến Ý mà bạn được phục vụ ngược lại với cách này thì đừng vội ngạc nhiên, bởi vì họ có những loại rượu vang đặc biệt có thể dùng được bất kể bạn ăn thịt hay cá. Sự kết hợp này làm tăng hương vị tinh tế cho món ăn. Ngoài rượu vang, họ còn có những loại rượu trái cây khác nhẹ nhàng hơn giúp kích thích tiêu hóa hoặc những loại thức uống dùng hàng ngày như một loại cocktail hay nước giải khát.
Đối với cà phê, mỗi loại có một hương vị riêng và khác hẳn với cà phê đen hay cà phê sữa của các nước khác. Cà phê Espresso có từ 1930, chỉ đơn giản là cà phê đen, pha rất đậm, chủ yếu uống với đường và không pha thêm sữa. Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Ý, đó chính là Cà phê Capuchino. Để chế biến cần 3 phần là cà phê Espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt, để khi uống, người ta vừa thưởng thức vị đắng của cà phê hòa tan với vị ngọt của sôcôla và vị béo của sữa. Phần bọt rất được chú trọng và chăm chút rất đẹp mắt. Hiện nay, Capuchino là loại thức uống nổi tiếng thế giới và được nhiều người yêu thích.
3. Đặc trưng nguyên liệu.
Nguyên liệu chính trong bữa ăn
Nền ẩm thực Ý rộng lớn được hình thành từ thế kỉ thứ 4 trước công nguyên. Để dễ hình dung, người ta chia ẩm thực Ý thành nhiều vùng miền khác nhau như ẩm thực miền Nam nước Ý, Bắc Ý, Trung Ý hay Sicily…Trong thời kì đầu, thực phẩm được sử dụng chủ yếu chỉ là Kê, Cháo Yến Mạch hay Phô Mai làm từ sữa cừu hay những gì nhặt được trong rừng. Dần theo thời gian, món ăn của họ đã được biết tới nhiều hơn. Các thành phần nguyên liệu thường được sử dụng phổ biến như trái cây, rau, nước sốt, thịt, cá, khoai tây, gạo, bắp ngô, xúc xích và các loại pho mát. Thành phần các món ăn có thể khác nhau đối với từng khu vực nhưng đồng thời cũng có nhiều phiên bản khác nhau của cùng một món ăn, đó chính là nét đặc sắc của ẩm thực nước Ý. Phô mai Ý, thứ phụ liệu nấu nướng tuyệt vời
Không chỉ có pizza, người dân Ý còn tự hào vì một món ăn khác. Đó là phô mai. Nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Ý để trở thành món ưa thích của những người sành ẩm thực.
Không nơi nào có thể làm ra nhiều loại phô mai ngon như ở Ý. Có thể kể đến những loại được các đầu bếp hàng đầu sử dụng như: mozzarella, dùng để chế biến bánh pizza hảo hạnh hoặc những món nướng, món đút lò. Hay như asiago, một loại phô mai đặc biệt, làm từ sữa bò nguyên chất của vùng thung lũng núi
Dolomite. Loại này thích hợp để ăn với mì Ý hay bánh mì. Vị dễ chịu, vừa ăn khiến nhiều người chọn asiago như một món kèm trong các bữa ăn. Asiago ngon nhất là loại được ủ trên một năm tuổi. Ngoài asiago, Ý còn nổi tiếng với phô mai pecorcino làm từ sữa cừu. Nhờ mùi thơm nồng rất đặc trưng và vị ngon khó tả, phô mai pecorcino được dùng cho một thứ phụ liệu cho các món mì cao cấp. Nó làm dậy lên hương Ý rất lạ trong từng món ăn. Có nhiều loại pecorcino nhưng nổi tiếng nhất là loại làm từ vùng Tuscany và Sicily.
Phô mai Ý thường được dùng như một thứ phụ liệu nấu nướng để tạo ra sự hòa quyện tuyệt vời trong món ăn. Nhờ vị béo ngậy, mùi thơm nồng, phô mai Ý đã góp phần đưa phong cách ẩm thực của đất nước này đi sâu vào lòng người sành ăn thực sự.
Dầu olive và thảo mộc làm tăng hương vị món ăn
Ngoài pizza và phô mai, dầu olive cũng là một trong những điều tuyệt vời trong ẩm thực Ý. Tuy dầu olive xuất phát từ Hy Lạp, nhưng tại Ý, nó được nâng lên một tầm cao mới.
Từ quả olive xanh mọng với vị chát đặc trưng, người Ý đã biết cách trưng cất để tạo ra một loại dầu nổi tiếng. Dầu olive Ý được dùng phổ biến trên thế giới.
Các đầu bếp lừng danh tin chất Ý trong dầu olive sẽ đánh thức những hương vị tiềm ẩn bên trong món ăn, khiến món ăn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết. Dầu olive xuất hiện trong hầu hết các món salad trộn. Nó mang đến hương thơm đậm đà, thấm đẫm vào từng cọng rau xanh mướt hay những loại củ quả tươi ngon. Dầu olive còn làm cho miếng cá ròn, thịt rán trở nên mỡ màng và đầm vị chứ không béo gắt như khi rán bằng dầu ăn thường. Đi kèm với dầu olive, người Ý còn biết cách kết hợp những loại thảo mộc khác để làm phong phú các công thức nấu nướng của mình. Điển hình là rosemary, với hương thơm thanh tao, không thể thiếu trong các món nướng của Ý. Lá làm dậy lên mùi thơm nức của món cừu nướng giòn lửa kèm khoai tây.
Một bình trà có hương dịu nhẹ ủ lá rosemary cũng làm bạn ngây ngất. Hay như basil, một loại thảo mộc đặc chủng. Thưởng thức vị nồng nàn của basil tan trong miệng cùng một ít sốt cà và vài ống mì vàng luộc kỹ, thật chẳng còn gì bằng.Chính từ những kết hợp hài hòa và độc đáo giữa các nguyên phụ liệu, cộng với mùi hương đặc trưng của thảo mộc, món Ý đã mang lại một cảm giác rất lạ.
Cà chua – một trong những nguyên liệu quan trọng nhất trong ẩm thực Ý
Đây là một loại quả đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh ẩm thực Ý với nước sốt cà chua trứ danh. Có rất nhiều món ăn ở Ý sử dụng cà chua làm nguyên liệu chế biến, đặc biệt là làm nước sốt. Bởi cà chua không những tạo nên vị chua mà còn tô điểm cho món ăn thêm phần hấp dẫn với sắc cam rất bắt mắt. Cà chua thường được dùng làm trang trí nếu để tươi và được nấu chín khi làm nước sốt, đặc biệt là cho các loại mỳ Ý hay pizza.
4. Đặc trưng chế biến.
Người ta nói rằng các đầu bếp bậc thầy của Ý là những thầy phù thủy trong việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau, từ thực phẩm tươi sống, bột, ngũ cốc đến các loại thảo dược, gia vị… Từ đó, họ tạo ra những món ăn vừa đậm đà thống nhất vừa giữ được nguyên vị của các thành phần nguyên liệu. Đây chính là đỉnh cao trong nghệ thuật nấu nướng.
Trong chế biến, người Ý đặc biệt chú trọng hương vị tự nhiên, sự đơn giản thuần khiết trong món ăn và cuối cùng mới là nghệ thuật chế biến, nhưng cách chế biến thường rất đơn giản và không mất nhiều thời gian, đây cũng được xem là nguyên tắc chung. Hầu hết các món ăn Ý thường sử dụng ít hơn 10 nguyên liệu, với những món chỉ dùng từ 2 đến 4 món đồ nấu cùng nhau. Người Ý đã cho ra đời rất nhiều những món ngon được ưa chuộng như Pasta Ý(gồm có Mì Ý và Pizza Ý), bánh ngọt Tiramisu, pho mát Ý Parmigiano và xúc xích Ý với hơn 400 loại khác nhau trên toàn nước Ý.
Miền Bắc nước Ý
Tám tỉnh nằm trong khu vực gọi chung là miền bắc Ý tự hào là nơi có mức sống cao nhất cả nước với chế độ ăn uống giàu chất bổ dưỡng kể cả về sự phong phú và đa dạng. Cả một vùng đồng bằng rộng lớn trải dọc sông Po và những nhánh sông ngòi nhỏ từ khu vực Piedmont đến vùng ven biển bắc Địa Trung Hải phát triển nhanh chóng với các sản phẩm như ngũ cốc, ngô, gạo, trái cây, chăn nuôi và sữa. Những vườn nho nằm trên sườn núi dọc theo vòng cung lớn của dãy Alps và Apennines là nguồn nguyên liệu tuyệt hảo cho các loại rượu vang thượng hạng mang nhãn hiệu Ý.
Ảnh hướng của Pháp được thể hiện trong phong cách ẩm thực của người vùng Piedmont, Liguria, Lombardia và vùng Tây Bắc Emilia, hương vị của ÁoHungary vẫn còn phảng phất trong các món của vùng đông bắc Tre Venezie (bao gồm các tỉnh Veneto, Friuli- Venezia Giulia và Trentino – Alto Adige). Tuy nhiên, khẩu vị địa phương chi phối trên toàn vùng lãnh thổ rộng lớn này, nơi đây phong tục ẩm thực khác nhau một cách thú vị từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ thành phố này đến thành phố khác.
Ngoài ra, có thể nhận xét chung về ẩm thực miền Bắc. Thịt chiếm ưu thế so với các loại hải sản ở hầu hết các địa phương sử dụng bơ và mỡ như là các chất béo truyền thống. Ở hầu hết các vùng nằm sâu trong đất liền, chế độ ăn uống có dựa vào sự pha trộn bổ ích giữa ngũ cốc, rau đậu, phomat, cá hộp và các loại rau, nấm và thảo mộc theo mùa. Mì ống, gạo, bột bắp và bánh bột hấp dưới dạng này hay dạng khác luôn hiện diện trong chế độ ăn uống của mỗi vùng, mặc dù sở thích của mỗi địa phương cho thấy có những sự tương phản. Mì ống tươi, thường làm với trứng, chiếm ưu thế ở các vùng miền nam sông Po như Piedmont, Liguria nhất là ở Emilia – Romagna.
Gạo chiếm ưu thế ở những vùng đồng bằng Lombardia và Piedmont, thường được nấu dưới dạng cơm Risotto, còn ở Veneto gạo thường được ninh nhỏ lửa cùng với nước hầm xương trong các món ăn đầy hương vị từ cơm Risotto đến các món súp đặc.
Cháo đặc Polenta, được làm từ bột bắp ngô hoặc bột kiều mạch hoặc bột hạt dẻ, là loại lương thực chủ yếu của người dân miền Bắc nước Ý trong suốt nhiều năm, polenta được nấu như một món cháo đặc sệt hoặc đặc quánh ăn với phô-mai hoặc nước xốt, hoặc xắt thành lát đem chiên hay nướng rồi ăn kèm với các món thịt
Món súp có thể được làm với mì ống, gạo, polenta, gnocchi, bánh mì, rau, đậu, các loại thịt hoặc hải sản. Ví dụ nổi bật của các loại súp minestra ở miền Bắc được làm bằng mì sợi nhỏ, mì hạt và đậu hạt ở vùng Veneto và Friuli, còn món súp cá thì ở vùng Liguria và vùng ven bờ biển Adriatic. Một món thịt được ưa chuộng ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc chính là món luộc hỗn hợp bollito misto. Món đặc sản này là sự pha trộn giữa xúc xích bò, bê, heo và thịt gia cầm trong khi nước xốt ăn kèm với món này có thể dùng xốt xanh làm từ ngò tây đến xốt đỏ bagnetross làm từ cà chua vùng Piedmont. Món nướng hỗn hợp misto fritto cũng được ưa chuộng ở hầu hết các vùng miền, mặc dù các thành phần gồm thịt chiên, phô mai, rau, hoa quả và bột làm mì thì được gia giảm khác nhau giữa các địa phương.
Miền Bắc Ý có thể gọi là một thiên đường cho những người yêu thích phô-mai. Họ có thể bắt đầu thưởng thực từ phô-mai Parmigiano Reggiano đến Grana Padano, đây là hai loại phô-mai chủ đạo trong sản lượng quốc gia, tiếp theo là phô-mai Gorgonzola có vân xanh, phô-mai béo Fontina, phô-mai có vị nồng Asiago và cả một đội ngũ đa dạng các loại phô-mai loại nhẹ, nhiều kem, phô-mai ăn liền, phô-mai khô chủ yếu làm từ sữa bò hoặc sữa cừu và sữa dê.
Miền Trung nước Ý
Các chế độ ăn uống ở cả sáu vùng đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn của vùng Địa Trung Hải là dựa vào dầu Olive, ngũ cốc và các sản phẩm theo mùa. Nhưng phong cách nấu ăn thì lại khác nhau rõ rệt trong sự phân chia lãnh thổ thành vùng đất của từng dân tộc bởi dãy núi Apennine, mà được xem là xương sống khổng lồ của bán đảo này. Là thủ đô của quốc gia, Rome đóng vai trò như trung gian giữa miền bắc và miền nam qua các món cay nồng. Các loại hạt cổ xưa được gọi là farro, tiền thân của loại lúa mì cứng mà ngày nay vẫn còn được sử dụng trong việc chế biến súp. Cho đến những năm gần đây, các hạt dẻ là thành phần chủ yếu hàng đầu của chế độ ăn uống ở miền núi dãy Apennine. Ăn nướng hay luộc, hạt dẻ cũng đều được sấy khô và nghiền thành bột để làm món polenta, súp, bánh mì cắt lát, bánh ngọt nướng khuôn (cake) và các loại bánh quy.
Tóm lại, sử dụng mỳ ống là sự phân chia đồng đều giữa hai loại tươi và khô ở khu vực miền trung, nơi mà gạo và polenta chỉ giữ vị trí thứ hai. Mỳ ống khô được sản xuất với số lượng lớn ở Umbria và Marche, dù vậy các đầu bếp vẫn thường làm tagliatelle cuộn bột bằng tay và để thỏa mãn thị hiếu của địa phương. Mì làm tại nhà cũng được ưa thích ở Toscana, nơi mà trong lịch sử bánh mì đã đánh bại mì ống.
Trong lịch sử, mức tiêu thụ hải sản tươi sống bị hạn chế tại các khu vực ven biển. Mỗi cảng ở vùng Adriatic tự hào có một công thức địa phương cho món canh cá gọi là brodetto. Dọc theo bờ biển Tuscan có món ăn tương ứng là cacciucco. Nhưng ngay cả trong nội địa, chẳng hạn như khu vực không giáp biển Umbria, các đầu bếp vẫn sử dụng tốt các loại cá cơm được bảo quản, cá ngừ, cá mòi và cá tuyết muối.
Thịt đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn của mỗi khu vực, cừu và dê được ưa thích phía nam trong khi bê và thịt bò được ưa chuộng tại phía bắc. Thịt heo chiếm ưu thế ở khắp mọi nơi, trong món salami được những người bán thịt, là những thợ thủ công cổ xưa, đã chế biến thành thạo tại thị trấn Umbria ở Norcia. Người Marche, Latium, Umbria và Toscana tất cả đều tự cho là nguồn gốc của món porchetta, là cả một con heo đã rút xương, nhồi với tỏi, rau thì lài dại, muối mỏ, tiêu hạt và được nướng từ từ trong lò đốt bằng củi. Pecorino là phô-mai thống trị ở tất cả các vùng miền, mặc dù dạng phô-mai này phân ra từ marzolino tươi mềm (làm từ sữa cừu hoặc dê được thả trên những đồng cỏ xanh vào đầu mùa xuân) cho đến những loại thơm nồng, rắn chắc và các loại Pecorino Romano để lâu ngày, cứng và sắc nét được sử dụng chủ yếu để nghiền thành bột.
Nam Ý và Các hòn đảo
Dầu oliu là cơ sở, nhưng thật kỳ lạ là biểu tượng nấu ăn của miền nam lại chính là cà chua cùng với ớt, đậu và khoai tây từ Mỹ. Cà chua tìm thấy một vùng đất hứa cùng với các cà tím từ châu Á. Vị cay không thể cưỡng lại của lương thực miền Nam đến từ các loại thảo mộc và gia vị, trên tất cả là hương vị của tỏi và ớt. Trong lịch sử, thịt đã từng được sử dụng một cách tiết kiệm ở phía nam, nơi mà mỗi bộ phận của động vật đều chế biến để ăn được. Những lát cắt đầu tiên trên bê và bò rất hiếm và được đánh giá cao. Cừu non và dê non là biểu tượng vinh quang
của đất nước đồi núi, được nướng, quay, om hoặc tiềm trong ra-gu để dùng chung với mỳ ống. Gia cầm rất phổ biến, như là trò chơi bắn chim, heo lòi đực và thỏ rừng ở bất cứ nơi nào có thể.
Chỉ có sự cung ứng thịt heo là được kéo dài, bảo quản trong tất cả các dạng xúc xích và salame (xúc xích Ý- thường có vị cay), soppressata, dăm bông, thịt heo muối và mỡ heo mà ở một số nơi thay thế cho dầu olive trong nấu ăn. Phô-mai hoặc cacio là thành phần cơ bản trong chế độ ăn ở miền nam. Cừu có thể ăn khi vừa chín hoặc để lâu khi nghiền thành bột. Món Ricotta, thích hợp với thịt cừu, được ăn tươi hoặc sử dụng trong các loại nhân mỳ ống, bánh ngọt và món tráng miệng, mặc dù ricotta cũng được muối và sấy khô để thái lát hoặc nghiền thành bột. Không có nghành nào khác của Ý có thể tự hào bằng một di sản huy hoàng về đồ ngọt và kem như ở đây. Rất nhiều món tráng miệng mà chứng tỏ ảnh hưởng của người Ả Rập và Hy Lạp đến đảo Sicilia, với bột hạnh nhân, mứt trái cây, ricotta, mật ong, nho khô và các loại hạt. Bất kỳ người nào thích đồ ngọt đều sẽ tìm thấy sự thích thú trên khắp khu vực miền nam này.
III. Các món ăn đặc trưng của Ý.
Ý là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng và một nền ẩm thực vô cùng phong phú. Được biết đến là đất nước của sự lãng mạn, nghệ thuật và sự lãng mạn đã đi sâu vào cuộc sống thường nhật của người Ý, và ngấm dần vào những món ăn ngon, ngay cả cách họ bày trí bàn ăn cũng đã khiến cho bạn cảm thấy ngợp bởi không khí lãng mạn. Đối với người Ý, không có gì quan trọng hơn việc thưởng thức bữa ăn bên cạnh gia đình và bạn bè. Và khi nhắc đến ẩm thưc Ý, nào ai có thể quên không nhắc tới hai món ăn quốc hồn quốc túy là Pizza, Spaghetti. Ngoài ra còn phải kể đến cơm Risotto, phô mai, café Ý hay bánh Tiramisu…những nguyên liệu chính không thể thiếu trong các món ăn Ý là cà chua, tỏi, dầu ô liu. Ẩm thực Ý đa dạng và vô cùng phong phú, ở mỗi vùng miền trên nước Ý đều có hương vị đặc trưng riêng biệt.
1.Những món ăn đặc trưng trong ẩm thực Ý.
Cơm Rissoto với măng tây
Rissoto là món cơm đặc trưng kiểu Ý được nấu từ loại gạo hạt ngắn Arborio (có nguốn gốc từ thị trấn cùng tên thuộc thung lũng Po) cùng với rượu trắng, dầu Broth (làm từ thực vật và động vật), hành tây, bơ, pho-mát, và hạt tiêu. Do chứa hàm lượng tinh bột cao hơn hầu hết các loại gạo khác (thể hiện qua màu kem nhạt) mà loại gạo này rất dẻo và dễ kết hợp với các hương vị khác. Măng tây là nguyên liệu hoàn hảo kết hợp cho món ăn này vì trong măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng và luôn tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho món ăn.
Tiramisu
Tiramisu là một món bánh tráng miệng truyền thống của đất nước Ý thơ mộng.Trong tiếng Ý, Tiramisu có nghĩa là “Hãy chọn em” (tương tự như “Pick me up!” trong tiếng Anh). Trong thập niên 80, món tráng miệng này đã nhanh
chóng trở nên phổ biến khắp nước Ý và còn xa hơn thế .Với vị thơm ngon của bánh bông lan, mùi vị cực béo, bùi bùi của phô mai và hương thơm thoang thoảng của rượu và cafe, món bánh này được thực khách tại nhiều đất nước trên thế giới yêu mến và ưa chuộng. Không ngừng lại ở đó, tiramisu được nhiều thực khách yêu thích đến nỗi lấy ngày 17/2 hàng năm để làm ngày tiramisu quốc tế. Vào ngày này, các đầu bếp chuyên nghiệp trên khắp đất nước Ý sẽ làm tiramisu theo cách thức truyền thống.
Lasagna kiểu truyền thống
Theo tiếng Ý, Lasagna là 1 dạng pasta miếng mỏng (mỳ trộn bột trứng) được phủ 1 lớp thịt băm sốt cà chua (sugo di carne). Lasagna nhiều lớp được gọi là “Lasagna al Forno”, xuất xứ từ Bologna và cũng là loại phổ biến hơn cả. Đây là 1 món Lasagna dễ làm, với đặc trưng là có nhiều lớp pasta tươi xếp chồng lên nhau, xen giữa các lớp gồm có nhiều xốt sugo di carne, nước sốt Balsamella trắng (1 loại sốt dễ làm của Ý với thành phần gồm sữa, bột mì, muối và pho-mát bào Parmigiano Reggiano tươi).
Khi nướng chín trong nhiệt đô 175oC, Lasagna tiêu chuẩn có màu vàng sậm đều, không bị đen lẫn với màu đỏ tươi của sốt cà chua hấp dẫn, nhìn qua mặt cắt, phải thấy rõ các lớp bên trong. Lúc đưa miếng Lasagna lên miệng, các ấy sẽ bị mê hoặc bởi mùi thơm đặc trưng do pho mát tươi Parmigiano Reggiano và xốt cà chua hòa quyện vào nhau dưới nhiệt độ cao. Miếng Lasagna ngon có mùi thơm ngậy nhưng không ngấy, độ mặn vừa phải, mềm mà không nát.
Cannoli Sicil
Người dân Sicil có truyền thống làm bánh kẹo, vì Cannoli, nghĩa là “Cái que”, cũng là 1 loại bánh nổi tiếng, đặc biệt hay được sử dụng trong các lễ hội. Trên thực tế, ở đâu có người Sicil sinh sống thì cửa hàng bánh kẹo ở nơi đó có Cannoli.
Thông thường, những chiếc bánh xốp cuốn này được cuộn quanh các thanh kim loại đặt trong chảo rán với phần nhân nhồi vào sau làm bằng pho-mát Ricotta, vani, và đường bột. Cannoli hay được ăn kèm với siro hoa quả, hạt dẻ cười, và chocolate bào. Bánh Cannoli ngọt mát vị chocolate và siro cùng với vị ngậy của pho mát.
Cà phê
Tại nước Ý, hiếm khi người mua chỉ đơn giản là yêu cầu “cho tôi cà phê”, mà người ta sẽ nói cụ thể “ristretto” hoặc “espresso” hay “lungo”. Mỗi loại cà phê pha máy nói trên thường đều sử dụng khoảng 7gr cà phê bột cho một lần dùng. Một số người yêu espresso sẽ yêu cầu 14 gam – tức là gấp đôi số lượng bình thường – trong khi lượng nước không thay đổi. Các barista không chỉ là những chuyên gia espresso, mà còn am hiểu việc đánh bọt sữa cho cappuccino: cổ tay họ mềm dẻo khéo léo khi tạo lớp bọt sữa trên bề mặt thức uống này. Cần giải thích thêm rằng cái tên cappuccino phát xuất từ màu của thức uống – màu pha trộn giữa nâu và trắng – giống màu áo (trùm đầu) của các thầy tu dòng
Capuchin.
Mạnh hơn cà phê cappuccino một chút là dòng sản phẩm macchiato: tức là espresso chỉ thêm với 2 chấm sữa nhỏ. Trong khi đó nhẹ nhàng hơn cappuccino là latte macchiato: sữa rất nhiều và cà phê ít hơn hẳn. Nếu macchiato được rắc thêm một ít hạt coca trên bề mặt thì nó được gọi là marocchino.
Người Ý còn thưởng lãm cà phê latte (tiếng Pháp là café au lait): rất nhiều sữa nhưng không đánh bọt.
Rượu vang
Nước Ý có nhiều loại rượu vang nổi tiếng thế giới như vang đỏ Chianti, Brunello, VinoNobile di Motepulciano…Trong khi đất nước Pháp lãng mạn cùng những trảng hoa oải hương tuyệt đẹp thì đất nước Ý lại mang màu xanh thẳng tắp với những khu vườn nho sai trái. Đây chính là lí do nước Ý là 1 trong nhiều lãnh thổ dẫn đầu về rượu vang trắng và đỏ.
Nước Ý là một nhà sản xuất khá lớn về các loại vang trắng mang phong cách từ kiểu vang nhẹ, đậm vị nho đến những dạng vang được trữ ở trong thùng gỗ sồi nhiều năm. Đối với nền ẩm thực Âu châu nói chung cùng ẩm thực ý cách riêng thì món rượu vang chính là 1 nét đẹp rất sang trọng và lịch lãm. Trong những bữa tiệc hay bữa ăn giản dị cùng người thân thì rượu vang ngoài việc hỗ trợ tăng thêm mùi vị đượm đà cho món ăn còn đem đến một không gian vô cùng ấm áp và gần gũi giữa những thành viên gia đình với nhau.
2. Những món ăn tạo nên hình ảnh của ẩm thực Ý và được giới thiệu đến
du khách.
Pizza
Hàng triệu triệu người trên thế giới ăn pizza, nhưng ít ai biết quê hương của chiếc bánh pizza. Theo người dân Ý, Pizza nghĩa là “điểm tròn”, chiếc bánh hình tròn này được ra đời tại Naples, miền Nam nước Ý vào thế kỉ 18 và trở thành món ăn tiêu biểu với phong cách pha trộn độc đáo. Khách du lịch đổ về Naples để được thưởng thức món pizza, nhưng thực ra pizza thuở ban đầu chỉ là món ăn đơn giản của những người nghèo. Mãi cho đến thời vua Ferdinand IV nó mới trở nên nổi tiếng.
Đặc biệt hơn, sau khi hoàng hậu Margherita đến Naples và thưởng thức loại pizza gồm phomat và cà chua, bà đã thích nó đến nỗi đặt tên cho nó là pizza Margherita. Đến đây, bạn sẽ thấy pizza có mặt ở khắp hang cùng ngõ nghách của Naples với đủ mùi đủ loại khác nhau. Bạn không cần phải băn khoăn không biết tiệm pizza nào mới ngon vì tất cả các tiệm ở đây đều muốn giữ danh tiếng cho món bánh truyền thống này. Nếu bạn thấy tiệm bánh pizza nào có ghi “Vera Pizza Napoletana” thì ở đó chuyên bán pizza nguyên gốc. Pizza là sự kết hợp hoàn hảo giữa lớp bột bánh mịn được nướng giòn tan, lớp phô mai béo ngậy vàng óng phủ lên trên bề mặt cùng nước sốt cà chua bắt mắt. Có rất nhiều loại pizza khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là pizza với jambon, xúc xích tiêu cay, pizzahải sản, pizza rau củ,…
Pizza ngày nay có vô số các biến thể khác nhau, thay đổi về cả tên gọi lẫn đặc điểm theo từng vùng miền. Nhưng có thể dễ nhận thấy các thành phần chủ đạo của Pizza vẫn là nước sốt cà, phô mai sợi, còn phần nhân (thịt nguội, xúc xích, ô liu, thịt xông khói, nấm, hay jambon….) là tùy vào khẩu vị từng người.
Xem thêm: Ẩm thực Nhật Bản – Wikipedia tiếng Việt
Hướng dẫn cách làm bánh pizza.
Để có một chiếc bánh Pizza ngon ngoài việc chế biến và sử dụng các loại lá gia vị đặc trưng của nước Ý như húng quế (basil), húng tây (thyme), xô thơm (sage), lá mùi oregano của vùng Địa Trung Hải, hương thảo (rosemary) và đặc biệt là ngò tây (parsley), lò nướng bánh còn phải đạt kỹ thuật bảo đảm cho khói trong lò không bay ở mức độ thấp đến nỗi ám vào bánh.
Muốn pizza ngon, phải nướng bằng củi, trong lò gạch, trên bề mặt đá (hoặc gạch cũ) ở nhiệt độ 280 – 300C, cần xoay bánh liên tục để vỏ bánh nở từ từ, không bị chai, bị cháy hay chín không đều.Độ nóng từ gạch sẽ hút hết nước trong bánh làm cho bánh xốp, giòn.Muốn vậy, lò lúc nào cũng phải đỏ lửa để giữ được nhiệt độ ổn định liên tục trong ngày.Nhưng để làm món bánh Pizza tại nhà bạn chỉ cần có chiếc lò nướng.
Cách làm bánh:
Bước1. Bột trộn với đường, muối, dầu olive.
Bước 2. Cho gói men vào nước ấm hòa tan rồi trộn từ từ với máy trộn (là máy
đánh trứng có đi kèm 2 chân trộn bột) sẽ nhanh hơn thao tác trộn bằng tay. Trộn kỹ sao cho bột mềm dẻo, mịn màng, nhấc lên không dính tay.
Bước 3. Xong cho vào tô to, lấy khăn ẩm đậy kín khoảng 3h bột sẽ nở gấp 3 lần chỗ bột lúc mới trộn là thành công. Sau đó chỉ việc cắt bột thành 4 khúc rồi rắc bột áo ra bàn cán mỏng.
Kỹ thuật làm đế bột thành hình tròn :
Dùng tay dàn miếng bột ra một chút sao cho có hình tròn nhỏ. Sau đó kẹp miếng bột vào giữa hai bàn tay, giống như đang chắp tay. Úp miếng bột từ bàn tay này sang bàn tay kia, cứ như thế theo chiều hướng làm hết một vòng tròn cái đế bột. Tiếp tục đến khi nào thấy nó đủ mỏng và đủ rộng về đường kính thì ngừng. Bột sẽ vừa tròn tự nhiên mà không bị co lại như cán bằng cây cán bột.
Nguyên liệu làm nhân bánh:
– Nguyên liệu chủ đạo: chà bông, cá hộp, tôm, sò, ngao, hải sản, xúc xích, hay thịt nguội, xúc xích, ô liu, thịt xông khói, hay jambon … tùy khẩu vị.
– Rau quả phổ biến nhất: cà chua, ớt Đà Lạt (xanh, đỏ hoặc vàng) mỗi loại một ít để màu được đẹp. Ngoài ra, còn có nấm, hành tây, dứa, khoai tây, quả olive…
– Các hương vị như lá thơm basilic, origan (cây kinh giới), nhất là dầu o liu và pho mát Mozzarella. Người Ý có khoảng 1.000 loại phô mai, song loại được ưa dùng để chế biến pizza chính là phô mai Mozzarella- (một loại phó mát được làm từ sữa trâu)