Còn trong khi đó, Margin Call thì lấy bối cảnh giả tưởng hơn, mô tả quãng thời gian 24 giờ tại một ngân hàng đầu tư không tên vào năm 2008. Khi ấy, một chuyên viên đánh giá rủi ro bất ngờ phát hiện ra rằng nếu lượng MBS và CDO họ đang nắm giữ mất giá vượt qua mô hình đánh giá thị trường mà ngân hàng này dựa vào để kinh doanh, thì khoản lỗ sẽ vượt qua cả giá trị vốn hóa của cả tập đoàn. Cuộc đua bán tống bán tháo chứng khoán nhà đất bắt đầu, với mục tiêu duy nhất là, ngân hàng phải tồn tại, ai thua lỗ hay thậm chí phá sản vì mua lại MBS và CDO từ họ, đó không phải vấn đề họ quan tâm:
Ý tưởng xem liền hai bộ phim The Big Short và Margin Call cùng lúc, theo mình, sẽ tạo ra được góc nhìn có phần toàn diện về cả hai “chiến tuyến” trước thềm khủng hoảng nhà đất năm 2007 – 2008. Nhưng có lẽ, anh em nên xem The Big Short trước, rồi mới đến Margin Call. Lý do là, nhờ những giải thích trong The Big Short, anh em sẽ hiểu thêm rất nhiều về những gì xảy ra trong Margin Call, đặc biệt nếu anh em giống mình, không phải dân chuyên ngành tài chính.
Những khái niệm phức tạp, thứ được nhân vật Jared Vennett do Ryan Gosling thủ vai gọi là “những cụm từ rắc rối khó hiểu đám làm tài chính nghĩ ra để mọi người tưởng chỉ có họ mới biết đầu tư” đều được giải thích một cách rõ ràng, rõ ràng tới mức choáng ngợp và có cảm giác phải xem lại đến lần thứ 3 mới hiểu hết được chuyện gì đã xảy ra vào năm ấy. Bước ngoặt của câu chuyện trong phim có lẽ là thời điểm Mark Baum của FrontPoint ngồi với nhà đầu tư Wing Chau của Merrill Lynch, để rồi hiểu ra thị trường chứng khoán CDO đã “tiến hóa” thành một con quái vật với những sản phẩm phái sinh ăn theo sự vững chãi tưởng tượng của thị trường nhà đất, và con quái vật ấy có thể kéo sụp nền kinh tế của cả thế giới:
Xem thêm: PHIM MỚI 2021 | ANH LÀ NIỀM KIÊU HÃNH CỦA EM – TẬP 33 LỒNG TIẾNG | PHIM NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC HAY
Xem thêm: Review Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh: Thừa nhan sắc, thiếu nội dung, vai ai nấy diễn – BlogAnChoi
Điều quan trọng khi xem cả hai bộ phim này, đó là các nhà làm phim không thiết kế rõ ràng vai chính diện và phản diện, có chăng chỉ là người thắng kẻ thua trong thế giới tài chính. Lý do cũng đơn giản, mọi chuyện đều đã tỏ tường từ hơn chục năm về trước. Trong cả hai câu chuyện mô tả trong hai phim, ai thắng ai thua thì những người chịu hậu quả lớn nhất chính là người dân trung lưu, những người mất nhà, mất việc, mất tiền lương hưu, mất tất cả những gì có liên quan tới thị trường chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp.
Thực tế đó được mô tả rất rõ ràng trong hai cảnh riêng lẻ của hai bộ phim:
Trong The Big Short, nhà đầu tư giải nghệ Ben Rickert nổi cáu với hai cậu trẻ khi họ nhảy múa vì sắp vớ bẫm khi bán khống chứng khoán nhà đất, vì ông hiểu rất rõ canh bạc ấy không phải chống lại các ngân hàng lớn, mà là chống lại chính nền kinh tế Mỹ, và nếu có ai chịu gần hết hậu quả, thì đó sẽ là tầng lớp dân lao động. Còn trong khi đó bên Margin Call, nhân vật Sam Rogers của Kevin Spacey giống như một tiếng nói đầy lý trí trước sự điên rồ diễn ra trong 24 giờ ở ngân hàng họ. Ông hiểu rất rõ nếu họ bán tống bán tháo cổ phiếu nhà đất, chính họ sẽ là đơn vị kích nổ quả bom nguyên tử thổi bay nền kinh tế thế giới vào năm 2008. Khi được hỏi “liệu bán hết có phải lựa chọn đúng đắn không?”, nhân vật trả lời một câu vô cùng ám ảnh: “Đúng cho ai?”
Bạn đang đọc: Xem phim cũ: The Big Short và Margin Call, hai “chiến tuyến” trước khủng hoảng tài chính | Tinh tế
Còn trong khi đó, Margin Call thì lấy toàn cảnh giả tưởng hơn, miêu tả quãng thời hạn 24 giờ tại một ngân hàng đầu tư không tên vào năm 2008. Khi ấy, một nhân viên nhìn nhận rủi ro đáng tiếc giật mình phát hiện ra rằng nếu lượng MBS và CDO họ đang nắm giữ mất giá vượt qua quy mô nhìn nhận thị trường mà ngân hàng nhà nước này dựa vào để kinh doanh thương mại, thì khoản lỗ sẽ vượt qua cả giá trị vốn hóa của cả tập đoàn lớn. Cuộc đua bán tống bán tháo sàn chứng khoán nhà đất khởi đầu, với tiềm năng duy nhất là, ngân hàng nhà nước phải sống sót, ai thua lỗ hay thậm chí còn phá sản vì mua lại MBS và CDO từ họ, đó không phải yếu tố họ chăm sóc :
Source: https://ladyfirst.vn
Category: PHIM ẢNH